Tiểu Luận Nâng cao chất lượng dạy học chính tả trong dạy học tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Phần mở đầu
    1. Lí do chọn đề tài . . 2
    2. Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu . 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu . 3
    4. Đối tượng nghiên cứu . 4
    5. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu . 4
    6. Phương pháp nghiên cứu . . 4
    7. Đóng góp của đề tài . 4
    B. Phần nội dung
    1. Cơ sở lí luận . . 5
    1.1 Các khái niệm có liên quan . . 5
    1.2 Vị trí, tính chất và nhiệm vụ của dạy Tập đọc . . 5
    1.3 Mục đích, yêu cầu của phân môn Tập đọc ở lớp 1 . . 6
    1.4 Ý nghĩa của việc đọc . . 6
    1.5 Một số cơ sở của việc đọc . 7
    2. Cơ sở thực tiễn . . 8
    2.1 Những trường hợp phát âm sai của người Quảng Nam . 8
    2.2 Thực trạng dạy đọc . . 9
    3. Một số biện pháp luyện đọc đúng . . 11
    3.1 Chú ý công tác chuẩn bị trước khi đọc . . 11
    3.2 Yêu cầu đối với bài đọc mẫu . 12
    3.3 Hướng dẫn học sinh đọc . 14
    3.4 Áp dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học . . 16
    4. Một số đề xuất . 18
    4.1 Đối với tỉnh Quảng Nam . 18
    4.2 Đối với Sở Giáo Dục 19
    4.3 Đối với nhà trường 19
    4.4 Đối với giáo viên . . 19
    4.5 Đối với phụ huynh 20
    4.6 Đối với học sinh . 20
    C. Phần kết luận . . 21
    D. Tài liệu nghiên cứu . 22

    PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
    ÑEÀ TAØI : NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC CHÍNH TẢ
    TRONG DẠY HỌC TIỂU HỌC


    A/ PHẦN MỞ ĐẦU
    I/ Lý do chọn đề tài:
    Chữ viết hiện nay của người Việt là chữ viết ghi lại theo phát âm. Do đó việc viết đúng phải dựa trên đọc đúng, đọc đúng là cơ sở viết đúng. Tuy nhiên do yếu tố vùng miền, cách phát âm mỗi nơi có khác nhau. Mặc dù những qui tắc, qui ước về Chính tả đã được thống nhất theo ngữ pháp chung. Nhưng việc “viết đúng Chính tả” trong học sinh hiện nay nói chung vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại.
    Vấn đề là: Cũng như tất cả các nước dùng hệ thống chữ cái Latin khác trên thế giới, “ghi giọng nói” là thao tác hiển thị cơ bản của ngôn ngữ viết. Trong khi trong thực tế ở nước ta, hiện tượng không đồng nhất trong phát âm là khá phổ biến. Do tình hình kinh tế xã hội chung, hầu như bất kỳ địa phương nào trong cả nước cũng có sự pha trộn, giao thoa của nhiều vùng miền. Từ giáo viên đến học sinh, “Cô Bắc - trò Nam; Cô Trung - trò Bắc .”. “Nghe và hiểu” được tiếng nói của nhau quả là không đơn giản. Trong khi “chuẩn chính tả” của Ngữ pháp Việt Nam căn cứ vào phát âm của khu vực Hà Nội thì với các vùng miền khác việc “nhại giọng nói” theo phát âm tiêu chuẩn không hề đơn giản. Một số ví dụ tiêu biểu như: Phát âm của một số vùng Bắc Bộ (Hải Dương) thì “nói và làm” thành ra “lói và nàm”, khu vực Trung Bộ (khu vực Bình Trị Thiên, Nghệ Tỉnh) hầu như không phân biệt nỗi các dấu thanh “sắc- nặng-hỏi - ngã” như “nói” lại thành “nọi”; phát âm khu vực các Tỉnh “xứ Quãng” thì càng gay gắt hơn với những nguyên âm chính như “ ăn” thành “eng”, “nói” thì nghe thành “núa”, đi “làm” thì nói thành đi “lồm”, xe “đạp” thành xe “độp” . các tỉnh Miền Nam thì “về” thành ra “dề” hay “lan” và “lang” nghe .như nhau, đặc biệt vùng Đồng bằng Nam bộ còn có phát âm như ngọng “Con cá rô bỏ vô rổ giãy rột rột” thành “ Con cá gô bỏ vô gổ dảy gột gột” . “Ông Nội” thành “Ông Nậu”, “Con người, số mười” lại nghe thành “con ngừ, số mừ”, “bên ngoài” thành “bên quài”, “đàng hoàng” thành “đàng quàng” .
    Nhưng “vùng nào hiểu theo vùng nấy” nên thật ra trong từng địa phương có kiểu phát âm như vậy đã thành “quen tai” nên không có gì đáng nói. Có điều là hiện nay, sự sống chung pha trộn trong các vùng cả nước hiện nay là phổ biến nên khó khăn trong việc “nghe và viết” sao cho đúng là một vấn đề lớn đối với Chính tả Việt Nam là rất rõ nét.
    Chính vì vậy, học sinh hiện nay mắc lỗi chính tả rất nhiều. Điều này ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt nói chung cũng như các môn học khác. Vì vậy, trong quá trình còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra đề tài : “Nâng cao chất lượng dạy học chính tả trong dạy học tiểu học”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...