Thạc Sĩ nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word
    Mục lục

    Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1: chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 6
    1.1. Ngoại ngữ và đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - vị trí, vai trò và những yêu cầu mới 6
    1.1.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội 6
    1.1.2. Những yêu cầu mới đối với đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ hiện nay 9
    1.2. Công tác đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội - đặc điểm - quan niệm về chất lượng và tiêu chí đánh giá 11
    1.2.1. Đặc điểm công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội 11
    1.2.2. Quan niệm về chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội và tiêu chí đánh giá 16
    Chương 2: đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội nhân dân Việt Nam - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 21
    2.1. Thực trạng, nguyên nhân 21
    2.1.1. Khái quát về sự hình thành, hoạt động của các cơ sở đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong Quân đội nhân dân Việt Nam 21
    2.1.2. Thực trạng 24
    2.1.3. Nguyên nhân 37
    2.2. Kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 40
    2.2.1. Kinh nghiệm 40
    2.2.2. Những vấn đề đặt ra 41
    Chương 3: phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân độinhân dân Việt Nam hiện nay 45
    3.1. Phương hướng 45
    3.1.1. Nghiêm chỉnh, chặt chẽ trong lựa chọn đầu vào 46
    3.1.2. Thực hiện tốt các khâu trong quá trình đào tạo 46
    3.1.3. Tăng cường công tác bảo đảm phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và đời sống vật chất tinh thần cho học viên 47
    3.1.4. Chăm lo xây dựng đội ngũ giảng viên 47
    3.1.5. Tăng cường sự phối hợp hoạt động với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ ngoài quân đội; thắt chặt mối quan hệ cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương nơi đóng quân 48
    3.2. Những giải pháp chủ yếu 48
    3.2.1. Thực hiện tốt quy chế đầu vào 48
    3.2.2. Đổi mới chương trình cải tiến phương pháp dạy học 53
    3.2.3. Nâng cao chất lượng hoạt động công tác đảng, công tác chính trị; xây dựng môi trường mẫu mực; tăng cường công tác quản lý, rèn luyện học viên, coi trọng quá trình tự đào tạo 56
    3.2.4. Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ giảng viên 60
    3.2.5. Tăng cường đầu tư bảo đảm cơ sở vật chất 66
    3.2.6. Mở rộng sự liên kết, phối hợp với các cơ sở đào tạo ngoại ngữ ngoài quân đội 68
    Kết luận 71
    danh mục Tài liệu tham khảo 74
    phụ lục 78

    Mở đầu

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đội ngũ cán bộ có chất lượng cao là nhân tố quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng. Để có đội ngũ cán bộ như thế, một khâu rất quan trọng là nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ. Lênin đã chỉ rõ: Trong lịch sử chưa hề có giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào.
    Trong quá trình chuẩn bị các mặt về chính trị, tư tưởng và tổ chức tiến tới thành lập Đảng cộng sản, Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng lực lượng nòng cốt của Đảng, của phong trào cách mạng. Suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Bác Hồ luôn coi trọng công tác đào tạo, rèn luyện, xây dựng đội ngũ cán bộ, đã đào tạo và xây dựng được đội ngũ cán bộ trung thành với Đảng, với cách mạng, kiên cường, bất khuất trong đấu tranh; có trình độ năng lực công tác, phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong các giai đoạn cách mạng. Qua gần 15 năm đổi mới, Đảng ta khẳng định: Cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ, là khâu then chốt của công tác xây dựng Đảng. Vì vậy, phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngang tầm, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN; trong đó, đào tạo cán bộ là khâu đặc biệt quan trọng.
    Đội ngũ cán bộ, sĩ quan trong QĐNDVN (trong đó có đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ) là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng, lực lượng nòng cốt trong quân đội, đã góp phần quan trọng trong xây dựng quân đội vững mạnh, góp phần làm nên những chiến thắng vẻ vang của QĐNDVN, của dân tộc ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
    Bước vào thời kỳ mới, để góp phần xây dựng QĐNDVN tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao; các Nghị quyết số 79 (1992), số 93 (1994), số 94 (998) của Đảng ủy Quân sự Trung ương đã xác định: cần xây dựng đội ngũ cán bộ một cách cơ bản, toàn diện, hệ thống, đồng bộ và chuyên sâu, có đủ phẩm chất và năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ yêu cầu đó, năm 1982, Trường đại học Ngoại ngữ quân sự được thành lập, có nhiệm vụ đào tạo sĩ quan ngoại ngữ cho quân đội nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của quân đội và đất nước trong giai đoạn mới. Từ đó đến nay, Trường đại học Ngoại ngữ quân sự đã đào tạo được gần một ngàn nam nữ sĩ quan ngoại ngữ với chất lượng tương đối tốt, chủ yếu là tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng một số nước Đông Nam á, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
    Đất nước chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới có nhiều thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, chúng ta vẫn tiếp tục thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ với các nước, chủ động hội nhập kinh tế với thế giới. Trong điều kiện đó, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc càng trở nên nặng nề, phức tạp và cấp bách hơn, đòi hỏi đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ phải được tăng cường về số lượng và chất lượng, góp phần cùng toàn quân, toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
    Tuy nhiên, công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong những năm qua của nhà trường vẫn còn những hạn chế: nội dung chương trình, mục tiêu, yêu cầu đào tạo đôi khi chưa sát thực tế; trình độ năng lực của một số giảng viên còn hạn chế; phương tiện, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và đời sống vật chất, tinh thần của học viên; một số học viên nhận thức chính trị chưa cao, động cơ, thái độ trách nhiệm trong học tập rèn luyện còn có những biểu hiện chưa đúng.
    Để khắc phục được những tồn tại nêu trên, phát huy ưu điểm, hoàn thành nhiệm vụ của nhà trường thì việc nghiên cứu một cách toàn diện, tìm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan ngoại ngữ của Trường đại học Ngoại ngữ quân sự là cần thiết và cấp bách.


    Chương 1
    chất lượng đào tạo đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội nhân dân Việt nam hiện nay

    1.1. Ngoại ngữ và đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - Vị trí, vai trò và những yêu cầu mới
    1.1.1. Vị trí, vai trò của đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội
    - Vai trò của ngoại ngữ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
    Thế giới ngày nay gồm rất nhiều quốc gia dân tộc với nhiều thể chế chính trị-xã hội khác nhau, điều kiện và khả năng phát triển kinh tế-xã hội và ngôn ngữ khác nhau. Do sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất tăng nhanh, nền kinh tế mỗi nước ngày càng có xu hướng khu vực hóa, quốc tế hóa. Muốn phát triển được, các nước phải mở rộng quan hệ đối ngoại, liên kết hợp tác trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh. Việc học ngoại ngữ, biết ngôn ngữ của các quốc gia dân tộc khác càng trở nên đặc biệt quan trọng để hiểu biết lẫn nhau, mở rộng giao lưu quốc tế, trao đổi và học tập kinh nghiệm của nhau, giúp đỡ tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển.
    Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên đất nước ta hiện nay đang tiến hành trong điều kiện quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi, song cũng gặp không ít khó khăn, thách thức: nước ta còn nghèo, kinh tế chậm phát triển; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn; trình độ khoa học công nghệ còn lạc hậu so với nhiều nước trên thế giới; trình độ, năng lực tổ chức, quản lý kinh tế xã hội còn nhiều bất cập; kẻ thù lại càng đẩy mạnh chống phá ta với những âm mưu, thủ đoạn thâm độc, xảo quyệt trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh .
    Để thực hiện thắng lợi, mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước đưa đất nước tiến tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và bảo vệ vững chắc Tổ quốc cần mở rộng quan hệ với các nước, tiếp thu, áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ; những kinh nghiệm tổ chức, quản lý nền kinh tế- xã hội; cũng như nắm chắc âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù; học tập và sử dụng có hiệu quả các vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự do nước ngoài sản xuất. Một trong những vấn đề rất quan trọng và cần thiết để thực hiện tốt những vấn đề đó là phải đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công chức, nhân viên kỹ thuật hoạt động trên mọi lĩnh vực; trong đó đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội là một bộ phận rất quan trọng.
    - Vị trí, vai trò của đội ngũ sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội
    Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng và Bác Hồ thành lập, giáo dục và rèn luyện. Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo QĐNDVN là một tất yếu khách quan, theo nguyên tắc: tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; trong đó, lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội là một nội dung cơ bản. Đảng và Bác Hồ luôn xác định chức năng, nhiệm vụ cơ bản của quân đội là: chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, lao động sản xuất, tham gia xây dựng kinh tế và là một đội quân công tác. Trong giai đoạn hiện nay, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của quân đội. Các nghị quyết của Đảng và của Đảng ủy quân sự Trung ương đã xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;


    Danh mục tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Trí Anh (1994), "Đổi mới công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội", Nghiên cứu chuyên ngành Tổng cục II, (4).
    2. Ban giám hiệu (1998), Báo cáo tổng kết 15 năm công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ trong quân đội, Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự.
    3. Bộ Chính trị (ngày 09/5/1998), Quy định về tổ chức Đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Số 36/QĐ/TW.
    4. Bộ Chính trị (ngày 09/5/1998), Quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam, số 37 QĐ/TW.
    5. Bộ Quốc phòng (ngày 08/6/1988), Quy định 176/QĐ-CP về nhiệm vụ của Học viện Khoa học quân sự (Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự).
    6. Bộ Tổng tham mưu (ngày 25/02/1999), Chỉ thị về công tác đào tạo sĩ quan ngoại ngữ của Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự, Số 08/CT-TM.
    7. Nguyễn Thế Bôn (1994), "Tiếp tục đổi mới công tác nhà trường quân đội - Những vấn đề cần tích cực triển khai", Quốc phòng toàn dân, (10).
    8. Christian - Lavenne (1999), "Trắc nghiệm phương pháp dạy ngoại ngữ", Nội san Học viện Khoa học quân sự, (02).
    9. Nguyễn Chiến (1999), "Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác nhà trường quân đội", Quốc phòng toàn dân, (11).
    10. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) (16/02/1982), Quyết định số 24/HĐBT về việc thành lập Trường Đại học Ngoại ngữ quân sự.
    11. Thành Duy (1997), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ngày nay", Quốc phòng toàn dân, (08).
    12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 BCHTW khóa VII. Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng, Do Tổng cục Chính trị phát hành.
    17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 BCHTW về định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào
    tạo trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, Do Tổng cục Chính trị phát hành.
    18. Đảng ủy Quân sự Trung ương (27/8/1992), Quán triệt và thực hiện nghị quyết TW lần thứ 3 về đổi mới và chỉnh đốn Đảng trong quân đội, số 79/NQ-ĐUQSTW, Tổng cục Chính trị, Hà Nội.
    19. Đảng ủy Quân sự Trung ương (ngày 01/6/1994), Nghị quyết về tiếp tục đổi mới công tác đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật và xây dựng nhà trường chính quy, Số 93/ĐUQSTW.
    20. Đảng ủy Quân sự Trung ương (ngày 29/4/1998), Nghị quyết về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới, Số 94/ĐUQSTW.
    21. Trần Hanh (1997), "Nâng cao hiệu quả đối ngoại quân sự trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước", Quốc phòng toàn dân, (8).
    22. Nguyễn Huy Hiệu (1999), "Toàn quân tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước", Quốc phòng toàn dân, (11).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...