Luận Văn Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường chính trị tỉnh bắc gian

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 15/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    [TABLE="class: MsoNormalTable, width: 482"]
    [TR]
    [TD="width: 52"] STT
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Nội dung
    [/TD]
    [TD="width: 85"] Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 1
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Phần mở đầu
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 3 - 8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 2
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 1 - Lý do chọn đề tài
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 3 - 7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 3
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 2 - Mục tiêu nghiên cứu
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 4
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 3 - Nhiệm vụ nghiên cứu
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 7
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 5
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 4 - Phạm vi nghiên cứu
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 6
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 5 - Phương pháp nghiên cứu
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 7
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 6 – Cấu trúc của báo cáo thực tập
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 8
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Phần Nội dung
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 9 - 28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 9
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Chương 1 : Vài nét về lịch sử thành lập và tổ chức bộ máy, biên chế đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 9 - 17
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 10
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 1/- Khái quát về lịch sử, vị trí, chức năng, nhiệm vụ
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 9 - 12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 11
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 1.1. Khái quát lịch sử
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 9 - 11
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 12
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 11 - 12
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 13
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 2/- Tình hình tổ chức bộ máy, biên chế đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang qua các năm 2006 – 2009
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 12 - 16
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 14
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Chương 2 : Kết quả đội ngũ cán bộ, giảng viên đã qua và chưa qua đào tạo bồi dưỡng từ năm 2006 - 2009. Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới .
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 17 - 28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 15
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 1/- Kết quả đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên qua các năm
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 17 - 20
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 16
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 2/- Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 20 - 22
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 17
    [/TD]
    [TD="width: 505"] 3/- Phương hướng và giải pháp trong thời gian tới để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 22 - 28
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 18
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Kết luận
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 29 - 30
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 19
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Nhận xét của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang nơi học viên thực tập
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 31
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD="width: 52"] 20
    [/TD]
    [TD="width: 505"] Tài liệu tham khảo
    [/TD]
    [TD="width: 85"] 32
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1 - Lý do chọn đề tài :
    Ở nước ta, công tác cán bộ luôn đặt ở trung tâm sự chú ý của Đảng. Đảng ta luôn quán triệt lời dạy của Bác Hồ :"cán bộ là gốc của mọi công việc", “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém".(Hồ Chí Minh toàn tập, NXB chính trị QG, HN 1995, tập 5, trang 269). Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn ra sức xây dựng một đội ngũ cán bộ thích ứng, có phẩm chất, có năng lực đáp ứng được sự đòi hỏi của nhiệm vụ từng giai đoạn, từng thời kỳ. Đảng ta đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đảng ta khẳng định :"mức chính xác của đường lối, chính sách và thành công của việc thực hiện đường lối, chính sách ấy đều tùy thuộc cuối cùng ở chất lượng của công tác cán bộ”. Vì thế, công tác cán bộ bao giờ cũng là vấn đề chiếm giữ vị trí trung tâm, chiến lược trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng.
    Công tác cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động của Đảng, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Vị trí của công tác cán bộ gắn liền với vai trò đội ngũ cán bộ. Cán bộ là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của cách mạng. Lênin chỉ rõ:" trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào" (Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ, Maxcơva, 1974, tập 4, trang 473).
    Công tác cán bộ có mối quan hệ chặt chẽ với đường lối và nhiệm vụ chính trị của Đảng, gắn liền với tổ chức, với phong trào cách mạng của quần chúng. Giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng và cán bộ có mối quan hệ biện chứng. Có cán bộ lãnh đạo tốt mới có thể đề ra được đường lối và nhiệm vụ chính trị đúng; chỉ có trên cơ sở, đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng mới có thể làm sản sinh đội ngũ cán bộ tốt. Cán bộ đào tạo, rèn luyện và trưởng thành mới thi hành đường lối, nhiệm vụ chính trị đúng. Quan hệ giữa đường lối, nhiệm vụ chính trị với cán bộ là mối quan hệ nhân quả. Đường lối đúng sẽ hạn chế đến mức thấp nhất cán bộ mắc phải sai lầm về khuynh hướng chính trị, hạn chế bọn cơ hội len lỏi vào Đảng và khó lòng lung lạc được đội ngũ cán bộ Đảng viên. Ngược lại cán bộ cũng có vai trò rất quyết định đối với đướng lối và nhiệm vụ chính trị. Đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực tốt mới có thể đề ra đướng lối đúng, mới cụ thể hóa, bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, mới có thể tổ chức thực hiện tốt đường lối. Không có đội ngũ cán bộ tốt thì đường lối nhiệm vụ chính trị đúng cũng không thể thành hiện thực trong cuộc sống. Tức là cán bộ quyết định sự thành bại của bản thân đường lối. Lênin từng nói: “nghiên cứu con người là tìm những cán bộ có bản lĩnh. Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn". (Lênin toàn tập, NXB Tiến bộ Maxcơva).
    Với ý nghĩa đó, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải gắn với đường lối và nhiệm vụ chính trị. Cán bộ là nhân tố chủ yếu, nhân tố hàng đầu và nhân tố “động" nhất của tổ chức. Cán bộ là người lập ra tổ chức. Song đến lượt mình, cán bộ lại chịu sự chi phối, ràng buộc của tổ chức. Tổ chức quyết định phương hướng và hành động của cán bộ. Tổ chức buộc cán bộ phải hành động theo nguyên tắc và khuôn khổ nhất định. Tổ chức đúng sẽ nhân sức mạnh của cán bộ lên gấp bội. Cán bộ có sức mạnh khi gắn với tổ chức và nhân danh tổ chức. Tách khỏi tổ chức, cán bộ mất sức mạnh quyền lực và hiệu lực do tập thể tạo nên. Do đó, muốn cán bộ tốt thì phải gắn công tác cán bộ với tổ chức, chăm lo xây dựng tổ chức. Cán bộ và phong trào cách mạng của quần chúng có mối quan hệ biện chứng, nên khi tiến hành công tác cán bộ phải kết hợp với phong trào của quần chúng mới có hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...