Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU





    1. Tính thiết thực của đề tài


    Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt

    động truyền thống và quan trọng, hoạt động này ngoài việc mang lại lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, các chi phí hoạt động . thì cũng là một trong những nhân tố góp phần để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng nếu xảy ra việc khách hàng không trả nợ cho ngân hàng. Chỉ cần một khách hàng mất khả năng trả nợ thì bao nhiêu công sức, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị xóa bỏ một cách nhanh chóng, nếu đây là khoản vay lớn thì nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính và danh tiếng của ngân hàng.

    Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh về cả số lượng và quy mô hoạt động, sức cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng thương mại trong quá trình kinh doanh. Có những ngân hàng thương mại đã tận dụng được cơ hội là người đi trước để khẳng định thương hiệu, chiếm thị phần lớn và đang từng bước hoàn thiện tổ chức, khả năng kinh doanh, phương thức quản lý rủi ro ., ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (thành lập năm 1993), Ngân hàng TMCP Sài gòn Thương tín (thành lập năm 1991), Ngân hàng TMCP Đông Á (thành lập năm 1992) Trong khi đó, không ít các ngân hàng chỉ mới trong giai đoạn bắt đầu phát triển với quy mô hoạt động được mở rộng nhanh chóng để giành thị phần và khẳng định tên tuổi, ví dụ: Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng TMCP Sài gòn, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Quốc Tế

    Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Đông . Đối với tất cả các ngân hàng dù là đang trong hoàn thiện tổ chức hay đang trong giai đoạn tìm cách mở rộng mạnh thị phần thì quản lý rủi ro là một công tác cực kỳ quan trọng và quản lý rủi ro tín dụng là một thành phần cần được lưu ý nhất vì hoạt động tín dụng hàm chứa rất nhiều rủi ro, có thể gây ra tổn thất lớn cho Ngân hàng về tài chính và uy tín. Cũng do quản lý không tốt rủi ro trong hoạt động tín dụng mà một số ngân hàng dù có bề dày hoạt động đã lâu nhưng vẫn gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và phải xử lý rất nhiều những khoản nợ xấu, ví dụ: Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Gia Định, Ngân hàng TMCP Tân Việt . Chính vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng hiệu quả cho ngân hàng thương mại là một công tác rất thiết thực nhằm giúp cho các ngân hàng có thể có khả năng phòng chống rủi ro trong hoạt động tín dụng mà nguyên nhân của nó ngày càng trở nên đa dạng và khó lường.

    Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ còn gia tăng mạnh khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới với những chính sách thoáng hơn để đón các quyết định đầu tư tại Việt Nam của các tổ chức tài chính nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính, thương hiệu mạnh và kinh nghiệm quản lý và kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng trong nước. Chính yếu tố cạnh tranh sẽ vô tình đẩy các ngân hàng thương mại vào việc hạ bớt chuẩn về yêu cầu an toàn đối với khách hàng của mình nhằm duy trì thị phần, do vậy làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng thương cũng có những điều chỉnh tích cực nhằm ngăn chặn và khai khác tiềm năng lợi nhuận khai thác từ cơ hội hội nhập quốc tế.

    Xuất phát từ các yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”, qua đó hy vọng những kiến

    thức thực tế của mình trong quá trình kinh doanh trực tiếp tại ngân hàng và những kiến thức nghiên cứu được sẽ có ích khi đưa ra được một mô hình quản lý tín dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn cần phải phát triển mạnh mẽ để hội nhập với các nước trên thế giới.

    2. Mục đích nghiên cứu:


    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung:

    - Nghiên cứu một cách khoa học những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, rủi ro ngân hàng, rủi ro tín dụng, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, tầm quan trọng và sự cần thiết xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện tại và các biến động của tương lai.

    - Tìm hiểu thực trạng về mức độ, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam; mức độ phù hợp và an toàn của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng này; thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh mới.

    - Đưa ra các đề xuất, giải pháp để khắc phục mặt hạn chế, khó khăn, không hiệu quả của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm nâng cao tính an toàn, hiệu quả.

    3. Phương pháp nghiên cứu:


    Trong quá trình thực hiện có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,

    phương pháp so sánh phân tích và phương pháp thống kê để xác định bản chất của vấn đề cần nghiên cứu từ đó có thể đưa ra các biện pháp, đề xuất điều chỉnh và xây dựng.
    Cơ sở lý thuyết Thực trạng của nền kinh tế, các ngân hàng TM Việt Nam

    Biện Pháp nâng cao Hệ thống Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Nghiên cứu kinh nghiệm một số ngân nước ngoài
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiện trạng hoạt động tín

    dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, những bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại của các nước tiên tiến và các đề xuất nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp hơn.

    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


    Luận văn dựa trên thực trạng của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của

    các ngân hàng thương mại Việt Nam từ đó đi sâu vào phân tích bản chất của những khía cạnh, vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Dựa trên các phân tích thực trạng cộng với các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất xác đáng, phù hợp với thực tế, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực kinh doanh cũng như chuẩn mực của xã hội.

    Qua việc nghiên cứu về hệ thống quản lý tín dụng của ngân hàng thương mại, học viên mong muốn những suy nghĩ, đề xuất và những gì mình học hỏi được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó góp phần nâng cao mức độ hiệu quả và an toàn của tổ chức mà mình đang phục vụ, và xa hơn nữa là mong đề tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

    Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, học viên không tránh khỏi những thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý kiến của Quý Thầy Cô và những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng để đề tài nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tế của các ngân hàng cũng như học viên có thể điều chỉnh, mở rộng kiến thức của mình trong công tác nghiên cứu sau này.

    Bố cục Luận án :

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ ÁP LỰC TỪ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

    CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...