Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Mục Trang

    LỜI MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN
    DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    1.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại .1
    1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại 1
    1.1.2. Một số hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng thương mại 1
    1.1.2.1.Hoạt động huy động vốn .1
    1.1.2.2.Hoạt động cho vay 2
    1.1.2.3.Hoạt động thanh toán quốc tế .3
    1.1.2.4.Hoạt động kinh doanh ngọai tệ, kinh doanh nguồn vốn .3
    1.1.2.5.Hoạt động bảo lãnh .3
    1.1.2.6.Hoạt động chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá 4
    1.1.2.7.Hoạt động cung cấp dịch vụ 4
    1.1.2.8.Hoạt động thuê mua tài chính .5
    1.1.2.9.Hoạt động đầu tư .5
    1.1.3. Nhận xét 5
    1.2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng .6
    1.2.1. Khái niệm về rủi ro .6
    1.2.2. Xác định các loại rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng .6
    1.2.2.1.Rủi ro tín dụng 6
    1.2.2.2.Rủi ro về lãi suất .7
    1.2.2.3.Rủi ro về tỷ giá 8
    1.2.2.4.Các rủi ro khác 8
    1.2.2.5.Các tổn thất từ các rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng
    của ngân hàng .9
    1.2.3. Quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng 10
    1.2.3.1.Sự cần thiết của hoạt động quản lý rủi ro trong ngân hàng 10
    1.2.3.2.Hoạt động quản lý rủi ro ngân hàng 12
    1.3. Nâng cao trình độ quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại
    Việt Nam để chuẩn bị hội nhập .13
    1.3.1. Yêu cầu quản lý an toàn đối với các hoạt động ngân hàng Việt
    Nam để chuẩn bị gia nhập WTO 13
    1.3.2. Hiệp ước Basel II – Áp dụng và triển khai tại Việt Nam 14
    1.3.2.1.Giới thiệu:
    1.3.2.2.Áp dụng và triển khai tại Việt Nam 15

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA
    CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ ÁP LỰC TỪ QUÁ TRÌNH
    HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ


    2.1. Thực trạng, đặc thù của các Ngân hàng thương mại Việt Nam .16
    2.1.1. Đánh giá mức độ cạnh tranh của Ngân hàng thương mại Việt Nam
    trong quá trình hội nhập .16
    2.1.1.1.Sức mạnh tài chính 16
    2.1.1.2.Cơ cấu tổ chức vận hành .17
    2.1.1.3.Trình độ kinh doanh 18
    2.1.1.4.Khả năng quản lý và điều hành .18
    2.1.1.5.Mức độ minh bạch tình hình kinh doanh và tài chính 19
    2.1.1.6.Trình độ công nghệ thông tin 19
    2.1.1.7.Quản lý rủi ro yếu kém .20
    2.1.2. Hạn chế và thách thức thường gặp của thị trường Việt Nam ảnh
    hưởng đến sự an toàn trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại22
    2.1.2.1.Hoạt động định hướng của Nhà Nước còn yếu .22
    2.1.2.2.Thông tin số liệu thống kê ngành nghề không tin cậy 23
    2.1.2.3.Lịch sử của số liệu ngắn ngủi .24
    2.1.2.4.Trình độ quản lý doanh nghiệp kém .24
    2.1.2.5.Sức cạnh tranh và khả năng thích ứng với sự thay đổi của các
    doanh nghiệp kém . 24
    2.1.2.6.Thông tin của các cá nhân và doanh nghiệp chưa được tập
    trung và chia sẻ một cách hiệu quả cho việc đánh giá uy tín tín
    dụng của khách hàng tín dụng 25
    2.2. Hiện trạng về quản trị hệ thống quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng
    của một số ngân hàng thương mại Việt Nam và thế giới
    2.2.1. Thực trạng của một số ngân hàng thương mại Việt Nam .26
    2.2.1.1.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) .26
    2.2.1.2.Ngân hàng TMCP Sài Gòn .29
    2.2.1.3.Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam 32
    2.2.2. Khoảng cách trình độ quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của
    các ngân hàng thương mại Việt Nam và các ngân hàng ở các nước
    phát triển .37
    2.2.2.1.Ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation
    (HSBC) .37
    2.2.2.2.Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) 40

    CHƯƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG QUẢN
    LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


    3.1. Xác định nguồn gốc phát sinh rủi ro tín dụng .44
    3.2. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng 45
    3.2.1. Nguyên tắc 45
    3.2.2. Xác lập hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tối ưu 46
    3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của các
    ngân hàng thương mại Việt Nam .47
    3.3.1. Mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng .48
    3.3.1.1.Tất cả mục tiêu hoạt động của ngân hàng cần phải đo lường
    được, đặc biệt là mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng .48
    3.3.1.2.Chất lượng cao nhất của dư nợ tín dụng (nội và ngoại bảng)
    là một thành phần quan trọng của “Mục tiêu quản lý rủi ro”
    trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại .49
    3.3.2. Chiến lược quản lý rủi ro tín dụng 50
    3.3.3. Chính sách quản lý rủi ro tín dụng 52
    3.3.4. Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng có hiệu lực 56
    3.3.4.1.Bộ phận quản lý tín dụng 58
    3.3.4.2.Bộ phận kiểm soát nội bộ 61
    3.4. Giám sát và quản lý rủi ro 62
    3.4.1. Nhận biết rủi ro trong hoạt động tín dụng và xác định biện pháp
    hạn chế rủi ro 62
    3.4.2. Đo lường rủi ro .64
    3.4.3. Giám sát và quản lý rủi ro trước cho vay 69
    3.4.3.1.Sự quan trọng của công tác hoạch định kinh doanh và nghiên
    cứu thị trường 69
    3.4.3.2.Chức năng thẩm định tín dụng cần được tách biệt 72
    3.4.3.3.Phê duyệt tín dụng tập trung .73
    3.4.4. Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng trong và sau cho vay 74
    3.4.4.1.Kiểm tra và lưu trữ hồ sơ tín dụng 74
    3.4.4.2.Kiểm tra sau cho vay, một công tác cần tuân thủ tuyệt đối 75
    3.4.4.3.Đo lường mức độ tập trung/phân tán trong danh mục các
    khoản cấp tín dụng
    3.4.5. Phòng ngừa từ xa 76
    3.5. Đào tạo nguồn nhân lực quản lý rủi ro tín dụng trong xu thế hộp nhập 77

    PHẦN KẾT LUẬN
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính thiết thực của đề tài

    Hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại là một trong những hoạt
    động truyền thống và quan trọng, hoạt động này ngoài việc mang lại lợi nhuận
    từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động, các chi phí hoạt
    động . thì cũng là một trong những nhân tố góp phần để thu hút khách hàng
    sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng chứa đựng rất
    nhiều rủi ro, có thể gây tổn thất lớn cho ngân hàng nếu xảy ra việc khách hàng
    không trả nợ cho ngân hàng. Chỉ cần một khách hàng mất khả năng trả nợ thì
    bao nhiêu công sức, lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị xóa bỏ một cách nhanh
    chóng, nếu đây là khoản vay lớn thì nó còn có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình
    tài chính và danh tiếng của ngân hàng.
    Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình phát triển mạnh
    về cả số lượng và quy mô hoạt động, sức cạnh tranh trên thị trường tài chính
    Việt Nam giữa các ngân hàng ngày càng mạnh mẽ tạo ra áp lực rất lớn cho các
    ngân hàng thương mại trong quá trình kinh doanh. Có những ngân hàng
    thương mại đã tận dụng được cơ hội là người đi trước để khẳng định thương
    hiệu, chiếm thị phần lớn và đang từng bước hoàn thiện tổ chức, khả năng kinh
    doanh, phương thức quản lý rủi ro ., ví dụ: Ngân hàng Ngoại thương Việt
    nam, Ngân hàng TMCP Á Châu (thành lập năm 1993), Ngân hàng TMCP Sài
    gòn Thương tín (thành lập năm 1991), Ngân hàng TMCP Đông Á (thành lập
    năm 1992) Trong khi đó, không ít các ngân hàng chỉ mới trong giai đoạn bắt
    đầu phát triển với quy mô hoạt động được mở rộng nhanh chóng để giành thị
    phần và khẳng định tên tuổi, ví dụ: Ngân hàng TMCP Nam Á, Ngân hàng
    TMCP Sài gòn, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Quốc Tế
    Việt Nam, Ngân hàng TMCP Phương Đông . Đối với tất cả các ngân hàng dù
    là đang trong hoàn thiện tổ chức hay đang trong giai đoạn tìm cách mở rộng
    mạnh thị phần thì quản lý rủi ro là một công tác cực kỳ quan trọng và quản lý
    rủi ro tín dụng là một thành phần cần được lưu ý nhất vì hoạt động tín dụng
    hàm chứa rất nhiều rủi ro, có thể gây ra tổn thất lớn cho Ngân hàng về tài chính
    và uy tín. Cũng do quản lý không tốt rủi ro trong hoạt động tín dụng mà một số
    ngân hàng dù có bề dày hoạt động đã lâu nhưng vẫn gặp khó khăn trong hoạt
    động kinh doanh và phải xử lý rất nhiều những khoản nợ xấu, ví dụ: Ngân
    hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng
    TMCP Gia Định, Ngân hàng TMCP Tân Việt . Chính vì vậy, việc xây dựng
    một hệ thống quản lý tín dụng hiệu quả cho ngân hàng thương mại là một công
    tác rất thiết thực nhằm giúp cho các ngân hàng có thể có khả năng phòng
    chống rủi ro trong hoạt động tín dụng mà nguyên nhân của nó ngày càng trở
    nên đa dạng và khó lường.
    Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ còn gia
    tăng mạnh khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới với
    những chính sách thoáng hơn để đón các quyết định đầu tư tại Việt Nam của
    các tổ chức tài chính nước ngoài vốn có tiềm lực tài chính, thương hiệu mạnh
    và kinh nghiệm quản lý và kinh doanh hơn hẳn các ngân hàng trong nước.
    Chính yếu tố cạnh tranh sẽ vô tình đẩy các ngân hàng thương mại vào việc hạ
    bớt chuẩn về yêu cầu an toàn đối với khách hàng của mình nhằm duy trì thị
    phần, do vậy làm tăng mức độ rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, hệ thống
    quản lý rủi ro của các ngân hàng thương cũng có những điều chỉnh tích cực
    nhằm ngăn chặn và khai khác tiềm năng lợi nhuận khai thác từ cơ hội hội nhập
    quốc tế.
    Xuất phát từ các yêu cầu trên, tôi chọn đề tài “NÂNG CAO CHẤT
    LƯỢNG CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
    ”, qua đó hy vọng những kiến
    thức thực tế của mình trong quá trình kinh doanh trực tiếp tại ngân hàng và
    những kiến thức nghiên cứu được sẽ có ích khi đưa ra được một mô hình quản
    lý tín dụng an toàn, hiệu quả và phù hợp các ngân hàng thương mại Việt Nam
    trong giai đoạn cần phải phát triển mạnh mẽ để hội nhập với các nước trên thế
    giới.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là tập trung vào các nội dung:
    - Nghiên cứu một cách khoa học những lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng,
    rủi ro ngân hàng, rủi ro tín dụng, hệ thống quản lý rủi ro tín dụng, tầm quan
    trọng và sự cần thiết xây dựng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng an toàn,
    hiệu quả, phù hợp với tình hình hiện tại và các biến động của tương lai.
    - Tìm hiểu thực trạng về mức độ, phương pháp quản lý rủi ro tín dụng của các
    ngân hàng thương mại Việt Nam; mức độ phù hợp và an toàn của các hệ thống
    quản lý rủi ro tín dụng này; thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai thực
    hiện và khả năng thích ứng với môi trường kinh doanh mới.
    - Đưa ra các đề xuất, giải pháp để khắc phục mặt hạn chế, khó khăn, không
    hiệu quả của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương
    mại Việt Nam nhằm nâng cao tính an toàn, hiệu quả.
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    Trong quá trình thực hiện có sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
    phương pháp so sánh phân tích và phương pháp thống kê để xác định bản chất
    của vấn đề cần nghiên cứu từ đó có thể đưa ra các biện pháp, đề xuất điều
    chỉnh và xây dựng.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là hiện trạng hoạt động tín
    dụng và quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam,
    những bài học kinh nghiệm của các Ngân hàng thương mại của các nước tiên
    tiến và các đề xuất nhằm xây dựng một hệ thống quản lý tín dụng an toàn, hiệu
    quả và phù hợp hơn.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
    Luận văn dựa trên thực trạng của các hệ thống quản lý rủi ro tín dụng của
    các ngân hàng thương mại Việt Nam từ đó đi sâu vào phân tích bản chất của
    những khía cạnh, vấn đề còn tồn tại, hạn chế. Dựa trên các phân tích thực trạng
    cộng với các nghiên cứu, lý luận, tư duy của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia
    ngân hàng cũng như kinh nghiệm bản thân, đồng nghiệp trong quá trình tham
    gia hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng để có thể đưa ra các ý kiến, đề xuất xác
    đáng, phù hợp với thực tế, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực kinh
    doanh cũng như chuẩn mực của xã hội.
    Qua việc nghiên cứu về hệ thống quản lý tín dụng của ngân hàng thương
    mại, học viên mong muốn những suy nghĩ, đề xuất và những gì mình học hỏi
    được sẽ giúp ích cho công việc thực tế, từ đó góp phần nâng cao mức độ hiệu
    quả và an toàn của tổ chức mà mình đang phục vụ, và xa hơn nữa là mong đề
    tài nghiên cứu sẽ được áp dụng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại
    Việt Nam.
    Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn nhiều hạn chế, học viên không
    tránh khỏi những thiết sót, rất mong nhận được sự góp ý kiến của Quý Thầy Cô
    và những người quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng để đề tài nghiên cứu có thể
    áp dụng vào thực tế của các ngân hàng cũng như học viên có thể điều chỉnh,
    mở rộng kiến thức của mình trong công tác nghiên cứu sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...