Tiểu Luận nâng cao chất lượng của GCCN Việt Nam trong thời kì CNH-HĐH đất nước

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1 / Lí do chọn đề tài :
    Trong xu thế toàn cầu hoá, với nền kinh tế tri thức và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, chuyển giao từ nền văn minh công nghiệp sang văn minh trí tuệ, tất cả các nước trên thế giới đang thực hiện cuộc chạy đua để đạt đến cái đích đó. Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá ( CNH-HĐH ) đất nước đang diễn ra rầm rộ ở các quốc gia và tiếp cận ngày càng sâu văn minh trí tuệ - một sự đầu tư vô cùng lớn cho tương lai. Và trong sự nghiệp phát triển đó, yếu tố về con người là yếu tố quan trọng bậc nhất chi phối các yếu tố khác và cả quá trình đổi mới. Con người là trung tâm và động lực của vận hội đất nước, giai cấp công nhân (GCCN) lại là trung tâm của trung tâm đó.
    Đất nướcViệt Nam chúng ta cũng đang trên con đường hội nhập cùng bạn bè quốc tế, tiếp tục xây dựng và phát triển GCCN Việt Nam trong thời kì hiện nay là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của Đảng, nhà nước, của cả hệ thông chính trị, của mỗi công dân và của toàn xã hội. Nước ta đã chính thức là thành viên của WTO, sức ép cạnh tranh và chuyển dịch lao động diễn ra rất phức tạp và quyết liệt. Đến năm 2020 ta cơ bản hoàn thành CNH-HĐH để có một đất nước “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh “. Vì thế yêu cầu đặt ra là phải có một GCCN đủ mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, có trình độ tay nghề cao, có kỉ luật và tác phong công nghiệp. GCCN chiếm giữ một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, là trung tâm của xã hội. GCCN Việt Nam có mặt trong tất cả các thành phần kinh tế, các ngành nghề đồng thời là lực lượng sản xuất cơ bản nắm giữ cơ sở vật chất quan trọng, quyết định phương hướng phát triển của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Là lực lượng nòng cốt của liên minh công – nông – trí thức, là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Do đó, GCCN cần có những thay đổi tích cực nhằm thích ứng với những thay đổi của xã hội hiện đại cũng như không để mình bị tụt hậu và thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.
    Thực trạng của GCCN Việt Nam hiện nay đòi hỏi phải có những thay đổi, chuyển biến cụ thể, thiết thực. Nếu không họ vẫn mãi là những con người nghèo khổ không chỉ về vật chất mà còn nghèo cả về tư duy, kiến thức. Như thế họ sẽ dần mất đi vai trò tiên phong của Đảng cộng sản Việt Nam, không còn là lực lượng nòng cốt của Đảng, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
    Vấn đề về phương hướng nâng cao chất lượng của GCCN Việt Nam trong thời kì CNH-HĐH đất nước là một vấn đề quan trọng mang tính chất thời đại cần được quan tâm sâu sắc và nếu giải quyết tốt thì nước ta sẽ nhanh chóng thành công trên con đường sự nghiệp trong tương lai. Với tất cả những lí do trên, tôi chọn vấn đề này để làm đề tài cho bài nghiên cứu của mình.
    2 / Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...