Báo Cáo Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn hu

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Bống Hà, 10/7/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1.Lý do chọn đề tài

    Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam, trừ Ngân hàng Chính sách xã hội phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng. Do đó, tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu ở các ngân hàng là vấn đề rất được quan tâm. Để có thể giảm thiểu đến mức thấp nhất những khoản nợ quá hạn, nợ xấu và đưa ra quyết định phù hợp, việc thẩm định là một trong những khâu quan trọng trong việc ra quyết định cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng phòng ngừa được rủi ro đối với các khoản nợ.
    Thẩm định mang lại một cái nhìn bao quát nhất về tình hình tài chính của khách hàng ở thời điểm hiện tại, khả năng và kế hoạch hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai. Giúp đánh giá được mức độ tin cậy của phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư mà khách hàng đó lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn; phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay; giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn quyết định cho vay và giảm được xác suất hai loại sai lầm trong quyết định cho vay: cho vay một dự án tồi và từ chối cho vay một dự án tốt.
    Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa “ xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội”. Nền kinh tế nước ta cần phải tăng trưởng và phát triển ổn định, vững chắc phấn đấu đạt và vượt mọi chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Muốn vậy các phương án đầu tư cần phải đồng bộ, phải được triển khai nhanh chóng và mang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những thay đổi trong quá trình hội nhập và do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính Việt Nam đang biến động mạnh mẽ, việc cho vay và cung ứng vốn nhằm triển khai các phương án đầu tư gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và trở ngại.
    Do vậy, tín dụng ngân hàng được coi là đòn bẩy quan trọng cho nền kinh tế. Nghiệp vụ này không chỉ có ý nghĩa với nền kinh tế mà nó còn là nghiệp vụ hàng đầu, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của từng ngân hàng.
    Nhận thức được vai trò quan trọng của việc thẩm định để đưa ra quyết định cho vay, chính vì vậy nên em đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Nghi Lộc” với mong muốn đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ an toàn cao của các phương án tài trợ sau khi được xét duyệt và cấp tín dụng.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Tiếp cận và nắm bắt thực tế từ đó cũng cố và hoàn thiện kiến thức cơ bản.
    - Thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định trong hoạt động của ngân hàng.
    - Đi sâu phân tích thực trạng thẩm định từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tại NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng: báo cáo nghiên cứu chủ yếu hoạt động thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT Nghi Lộc.
    - Phạm vi nghiên cứu : hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp nằm trên địa bàn huyện Nghi Lộc tại NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc qua các năm 2009,2010,2011.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Báo cáo nghiên cứu đã vận dụng kết hợp với cơ sở lý thuyết để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Cụ thể:
    - Thu thập số liệu các báo cáo và tài liệu liên quan của ngân hàng nông nghiệp Nghi Lộc.
    - Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp số liệu và đánh giá số liệu về số tuyệt đối và số tương đối. Từ đó đưa ra nhận xét về hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Nghi Lộc.
    5. Kết cấu đề tài
    Kết cấu đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài gồm hai phần chính:
    Phần 1 : Tổng quan về NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc
    Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Nghi Lộc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...