Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long


    Luận văn dài 91 trang

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xã hội hiện đại, thông tin trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với con người. Thông tin là yêu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Thông tin phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, trình độ văn minh càng cao thì nhu cầu thông tin càng lớn về số lượng và đòi hỏi về chất lượng, về tính nhanh nhạy kịp thời ngày càng cao hơn.
    Sự phát triển nhanh chóng, từng phút, từng giờ của các phương tiện thông tin đại chúng đã góp phần tạo nên một kỷ nguyên thông tin trên toàn cầu. Người ta đón nhận thông tin từ nhiều chiều và theo những cách thức khác nhau. Trong đó, phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông đại chúng hữu hiệu nhất. Vô tuyến truyền thanh chỉ mới trở thành công cụ ưu việt cho truyền thông đại chúng các nước công nghiệp vào cuối những năm 20 và nhất là những năm 30 của thế kỷ XX. Con sóng ngầm mãnh liệt này vẫn bị xô đẩy bởi hai động lực trên trái đất là sự phát triển công nghiệp hoá và việc tuyên truyền chính trị hoặc thương mại.
    Phát thanh không có được cái "già dặn" như báo in, không hiện đại, hấp dẫn như truyền hình, nhưng nó đòi hỏi phải được hiểu ngay tức khắc và can dự trực tiếp vào các sự kiện chính trị nổi bật. Phát thanh ra đời tạo ra cuộc bùng nổ truyền thông đại chúng lần thứ hai. Thông tin trên phát thanh không bị giới hạn, ngăn cách bởi hàng rào địa lý, hải quan mà ngay lập tức tác động đến hàng triệu người trên khắp hành tinh.
    Trước đây, nhiều nhà khoa học đã nhận định, thế kỷ XXI là thế kỷ của phát thanh. Quả thực, tại Việt Nam, sự phát triển hệ thống phát thanh từ trung ương đến địa phương đã làm cho đời sống báo chí trong nước ngày càng phong phú và sôi động. Công nghệ sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp (PTTT) xuất hiện phổ biến trong cả nước từ những năm 1997 tiếp tục khẳng định phát thanh còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, là phương tiện thông tin - giải trí hấp dẫn có khả năng chia nhỏ đối tượng công chúng. Một minh chứng cụ thể là trong khi phần đông các tỉnh, thành chưa thực hiện được các chương trình truyền hình trực tiếp hàng ngày, nhưng phát thanh của chính địa phương đó lại tổ chức được đều đặn từ 30 phút đến 60 phút trực tiếp trong ngày như các Đài Hải Phòng, Hà Nội, Ninh Bình, Hà Tây . ở phía Bắc và các Đài Lâm Đồng, Đồng Tháp, Vĩnh Long . ở phía Nam.
    Bên cạnh chức năng chính là chuyển tải thông tin, hệ thống truyền thông đại chúng nói chung và phát thanh nói riêng còn có chức năng quan trọng là tuyên truyền và định hướng tư tưởng tình cảm, hình thành lối sống tích cực trong công chúng. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định quan điểm: "Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, xuất bản và phát hành sách trên tất cả các vùng, chú ý nhiều hơn đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số"[17, tr. 214].
    Trong quản lý hành chính cũng như về vị trí địa lý, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm 13 tỉnh, thành phố, trong đó có 6 tỉnh Bắc sông Hậu (BSH). Đây là cách phân chia theo cụm thi đua của hệ thống phát thanh truyền hình (PT-TH) trong cả nước. Đó là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Đồng Tháp, đều nằm ở phía Bắc sông Hậu Giang.
    Cùng với phát thanh trên cả nước, trong những năm qua, phát thanh các tỉnh khu vực ĐBSCL, trong đó có các tỉnh BSH, đã có nhiều cố gắng thực hiện chức năng thông tin - giải trí, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển địa phương. Thế nhưng, trong xu thế phát triển nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng trong cả nước, mặc dù có thế mạnh riêng nhưng phát thanh của các tỉnh này vẫn chưa thể chiếm ưu thế vượt trội trong khu vực.
    Riêng khu vực ĐBSCL, nhờ địa hình bằng phẳng, việc phủ sóng phát thanh và truyền hình khá thuận lợi. Người dân trong khu vực có thể tiếp cận được chương trình của nhiều đài địa phương khác nhau. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương trong cả nước, ở khu vực này truyền hình được quan tâm đầu tư nhiều hơn do thu được nhiều lợi nhuận qua quảng cáo. Hơn nữa, do có những ưu thế vượt trội trong thông tin nên truyền hình luôn nhận được sự quan tâm, ưu ái của các cấp các ngành ở địa phương.
    Tình hình đó đã khiến cho không chỉ những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý ở các Đài Phát thanh và Truyền hình (PT&TH) mà ngay cả những phóng viên (PV), biên tập viên (BTV) trực tiếp thực hiện sản xuất chương trình cũng quan tâm đến truyền hình nhiều hơn mà coi nhẹ phát thanh. Mặc dù cho đến nay, nếu so với các loại hình truyền thông đại chúng khác, phát thanh vẫn là loại hình có nhiều công chúng nhất, nhưng rõ ràng điều đó chưa đủ để cho loại hình này tiếp tục phát triển.
    Tình hình kể trên đã đặt phát thanh đài tỉnh vào cái thế phải thường xuyên cạnh tranh để khẳng định sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, đến nay đây vẫn đang là một trong những vấn đề nan giải nhất mà những người làm phát thanh các tỉnh BSH và hầu hết những người đang làm phát thanh trong cả nước nói chung chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng. Làm thế nào để phát thanh tiếp tục phát triển? Bằng cách nào để nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh? Phát thanh các tỉnh BSH sẽ đi theo hướng nào?
    Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài "Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu, đồng bằng sông Cửu Long" cho luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của mình.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài

    MỤC LỤC



    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
    10
    1.1.
    Một số khái niệm, thuật ngữ được sử dụng trong luận văn
    10
    1.2.
    Về diện mạo phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu
    23

    Chương 2: VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH Ở CÁC ĐÀI TỈNH BẮC SÔNG HẬU
    37
    2.1.
    Khái quát về chất lượng phát thanh ở các đài tỉnh Bắc sông Hậu
    37
    2.2.
    Những ưu điểm và hạn chế của chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu
    50

    Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÁT THANH CẤP TỈNH KHU VỰC BẮC SÔNG HẬU
    68
    3.1.
    Những vấn đề đang đặt ra đối với phát thanh cấp tỉnh Bắc sông Hậu trong bối cảnh hiện nay
    68
    3.2.
    Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh cấp tỉnh khu vực Bắc sông Hậu
    76

    KẾT LUẬN
    89

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    93

    PHỤ LỤC
    97



    CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

    AM : Amplitude Modulation (kỹ thuật điều biên)
    BSH : Bắc sông Hậu
    BTV : Biên tập viên
    DAB : Digital audio broadcasting (kỹ thuật số phát sóng)
    ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
    FM : Frequency Modulation (Kỹ thuật điều tần)
    KTV : Kỹ thuật viên
    NDCT : Người dẫn chương trình
    PTV : Phát thanh viên
    PT&TH : Phát thanh và Truyền hình
    PT-TH : Phát thanh - Truyền hình
    PTTT : Phát thanh trực tiếp
    PV : Phóng viên
    TNVN : Tiếng nói Việt Nam
    UBND : Ủy ban nhân dân
     
Đang tải...