Tiểu Luận nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A- lời nói đầu

    ơ
    Hiện nay chữ viết của học sinh đang được sự quan tâm của toàn xã hội. Tất cả chúng ta đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết: “Nét chữ, nết người”. Ta thấy chữ viết đã phản ánh một số phẩm chất của con người. Nết người đó là: Khả năng thẩm mĩ, sự khéo léo tinh tế, tính cẩn thận “Nết nước” không phải là tính sẵn mà phải tu dưỡng, giáo dục mà nên. Vì thế “Nét chữ” cũng vậy.
    Một người viết chữ đẹp trước hết phải do chính bản thân kiên trì rèn luyện, tự ý thức nhưng cũng phần lớn là do sự hướng dẫn, dạy bảo, đúng đắn, khoa học.
    “Không thầy đố mày làm nên” điều ấy quả không sai. Thầy giáo, cô giáo đóng vai trò quan trọng trong việc dạy bảo, rèn luyện cho các em, song người thầy thứ hai không kém phần quan trọng trong việc dạy bảo lúc ở nhà đó chính là cha mẹ các em.
    Hiện nay ở gia đình, việc tổ chức hoạt động học, nói chung và rèn chữ viết cho con em nói riêng còn chưa được quan tâm chú trọng. Do đó dẫn đến chất lượng chữ viết của học sinh chưa cao. Làm cha mẹ ai cũng thương con, lo cho con muốn con cái học giỏi và ngoan ngoãn để trở thành người con có ích cho gia đình, xã hội. Nhưng nếu chỉ có lòng mong muốn thôi thì chưa đủ mà chúng ta cần phải có trình độ hiểu biết nhất định và có phương pháp giáo dục dạy bảo thì các em mới trở thành con người phát triển toàn diện được. “Chữ viết đẹp, là một trong những công cụ đầu tiên để rèn luyện cả nhân cách và tri thức của học sinh. Sinh thời, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Một học trò xuất sắc của Bác Hồ kính yêu, một người luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước đã từng nói “Chữ viết cũng là sự biểu hiện của nết người.
    Chất lượng chữ viết của học sinh tiểu học là những yêu cầu cơ bản xuyên suốt quá trình học tập, đây là vấn đề quan trọng là mục tiêu chính

    mà người giáo viên hướng tới. Muốn đạt hiệu quả cao thì việc tìm hiểu vai trò trách nhiệm của cha mẹ học sinh trong việc giúp các em rèn chữ viết lúc ở nhà để tìm ra được những biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng chữ viết là việc làm cần thiết.
    Thời gian các em ở nhà, học ở nhà chiếm phần lớn trong ngày. Việc học, rèn chữ ở nhà cũng rất quan trọng.
    Rèn viết ở nhà còn tạo cơ hội, điều kiện để giúp cho các em hình thành một số phẩm chất mới, có ý thức tự giác. Tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật, tính tự giác, tính tổ chức, đặc biệt quan trọng là hình thành cho các em khả năng tự học, tự rèn luyện
    Tất cả những điều đó sẽ đạt được và đạt hiệu quả cao nếu vai trò của cha mẹ học sinh được phát huy đến mức tối đa.
    I- CƠ SỞ THỰC TIỄN:
    Năm học 2006- 2007 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5 C. Là một lớp cuối cấp, 100 % học sinh là con em gia đình dân tộc thiểu số, tuổi đời cha mẹ các em còn trẻ và trình độ văn hoá từ cấp III trở xuống. Ngoài giờ học ở lớp về nhà bố mẹ các em chưa dành nhiều thời gia để dạy thêm cho các em vì phải lo công việc đồng áng. Hơn nữa trình độ dân trí, nhận thức của nhân dân đối với việc học của các em còn hạn chế, chưa quan tâm nhiều đến việc rèn chữ viết cho con em.
    Tuy nhiên cũng có một số phụ huynh đã có ý thức nhắc nhở cũng có một số phụ huynh đã có ý thức nhắc nhở con cách trình bày, viết chữ sạch đẹp. Nhưng đó chỉ là một cách nhắc nhở bình thường, vì họ cũng chưa biết viết chữ thế nào là đúng và đẹp.
    Trong nhiều năm qua nhà trường đã thực hiện việc nâng cao chất lượng chữ viết của học sinh. Các giáo viên trong nhà trường vẫn luôn coi trọng việc rèn chữ cho học sinh vì họ luôn nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết. Nhưng việc rèn chữ đầu phải chỉ ngày một ngày hai, chỉ do

    việc dạy bảo của giáo viên, nếu các em không được rèn luyện thường xuyên, mọi lúc kể cả thời gian học ở nhà thì việc rèn chữ khó có kết quả. Vì vậy cha mẹ đóng một vai trò khá quan trọng trong hoạt động của các em nói chung và việc rèn chữ nói riêng.
    Hiện nay đa số cha mẹ học sinh chưa nhận thức hết tầm quan trọng của chữ viết, hơn nữa họ cũng chưa nắm được cách hướng dẫn con em rèn luyện.
    Để nâng cao chất lượng toàn diện và đặc biệt là thực hiện bằng được mong muốn nâng cao chất lượng chữ viết, khắc phục những sai lầm của các em và tiếp tục hoàn thiện các đức tính tốt qua rèn chữ để rèn người. Tôi đã phải tìm hiểu kỹ từng em thông qua các bài tập viết. Từ đó rút ra từng nhóm, từng kiểu sai của các em, các nguyên nhân thứ yếu và chữ yếu, khách quan và chủ quan. Trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp. Phối kết hợp với cha mẹ học sinh để rèn chữ viết cho các em đạt hiệu quả cao nhất.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...