Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao dịch II – Ngân hàng Công thương Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Mục lục
    Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
    Danh mục các bảng, biểu
    Lời mở đầu
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ CHO
    VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại: . 12
    1.1.1 Khái niệm và chức năng của Ngân hàng thương mại: 12
    1.1.1.1 Khái niệm: 12
    1.1.1.2 Chức năng của Ngân hàng Thương mại: . 13
    a) Trung gian tín dụng: 13
    b) Trung gian thanh toán : . 15
    c) Cung ứng dịch vụ ngân hàng : 16
    1.1.2 Các nghiệp vụ của NHTM: . 17
    1.1.2.1 Nghiệp vụ Tài sản nợ: 18
    a) Vốn chủ sở hữu: 18
    b) Vốn huy động: 19
    c) Vốn vay: 20
    d) Vốn khác: . 20
    1.1.2.2 Nghiệp vụ Tài sản có sinh lời: 20
    a) Nghiệp vụ tín dụng : 21
    b) Nghiệp vụ đầu tư: . 23
    1.1.2.3 Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng : 24
    1.2 Cho vay dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại : 26

    1.2.1 Dự án đầu tư: .
    1.2.1.1 Khái niệm: 26
    1.2.1.2 Vai trò của dự án đầu tư 26
    1.2.1.3 Tính khả thi của dự án đầu tư: 27
    1.2.2 Thẩm định, cho vay dự án đầu tư: 28
    1.2.2.1 Khái niệm: 28
    1.2.2.2 Nội dung thẩm định dự án đầu tư: 29
    1.2.2.3 Thẩm định, phân tích rủi ro dự án đầu tư : 31
    a) Phân loại rủi ro : 31
    b) Các biện pháp giảm thiểu rủi ro: 31
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
    SỞ GIAO DỊCH II - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
    2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng Công Thương Việt Nam: . 37
    2.1.1 Lịch sử phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam 37
    2.1.2 Giới thiệu về SGDII - NHCTVN và kết quả hoạt động kinh doanh
    trong các năm qua: 40
    2.1.2.1 Giới thiệu về Sở Giao Dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam:
    .40
    2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGDII NHCTVN trong các năm
    qua: 41
    2.2 Khái quát hoạt động tín dụng tại SGDII - NHCTVN: 46
    2.2.1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ qua các năm: 46
    2.2.2 Vòng quay vốn tín dụng : 48
    2.2.3 Tình hình nợ quá hạn : 48
    2.3 Thực trạng hoạt động cho vay dự án đầu tư tại SGDII - NHCTVN: 50
    2.3.1 Sơ lược quy trình cho vay dự án đầu tư tại SGDII - NHCTVN: 50
    2.3.1.1 Các bộ phận nghiệp vụ có liên quan: . 50
    2.3.1.2 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý tín dụng: 52
    2.3.1.3 Trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến nghiệp vụ thẩm định dự
    án đầu tư: 53
    2.3.1.4 Phân cấp thẩm quyền và trình tự phê duyệt dự án đầu tư tại SGDII -
    NHCTVN: 56
    2.3.2 Tình hình cho vay dự án đầu tư tại SGDII - NHCTVN qua các năm:
    .57
    2.3.2.1 Tình hình thẩm định dự án đầu tư: 57
    2.3.2.2 Tình hình dư nợ cho vay dự án đầu tư: . 58
    a) Tình hình dư nợ theo thời gian: 58
    b) Phân loại dư nợ cho vay dự án đầu tư theo thành phần kinh tế: 60
    2.3.2.3 Những kết quả đạt được và những hạn chế trong cho vay dự án đầu
    tư tại SGDII - NHCTVN: 61
    a) Những kết quả đạt được: 61
    b) Những tồn tại và nguyên nhân : 67
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ
    ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
    VIỆT NAM
    3.1 Chiến lược kinh doanh của Sở Giao Dịch II - NHCTVN từ nay đến năm
    2010: 73
    3.1.1 Cơ hội và thách thức: . 73
    3.1.1.1 Cơ hội: 73
    3.1.1.2 Thách thức: 74
    3.1.2 Chiến lược phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ nay
    đến năm 2010: 75
    3.1.3 Chiến lược kinh doanh của SGDII - NHCTVN từ nay đến năm 2010
    .76
    3.1.3.1 Mục tiêu: 76
    3.1.3.2 Định hướng hoạt động tín dụng: 76
    3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định, cho vay dự án đầu tư tại SGDII -
    NHCTVN: 78
    3.2.1 Các giải pháp chung: 78
    3.2.2 Giải pháp về kỹ thuật nghiệp vụ: . 81
    3.2.2.1 Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư: 81
    3.2.2.2 Nâng cao chất lượng quản lý, giám sát các dự án đầu tư: 87
    3.2.3 Các kiến nghị: 89
    Formatted: Tabs: 183.75 pt, Left
    3.2.3.1 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam: 89





    - 5 - Field Code Changed
    a) Về việc định giá tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất: 89
    b) Về việc định giá là giá trị quyền sử dụng đất thuê trong khu công
    nghiệp, khu công nghệ cao: 89
    c) Việc thế chấp quyền cho thuê lại đất từ quyền sử dụng đất thuê, thuê
    lại ngoài khu công nghiệp: 90
    d) Về tỷ lệ vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia vào dự án đầu tư:
    .91
    3.2.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: 91
    a) Nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của Trung Tâm Thông Tin
    tín dụng (CIC): 91
    b) Sớm thành lập Công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam:
    .92
    3.2.3.3 Đối với Nhà nước: 93
    a) Nghiên cứu chỉnh sửa lại quy định về việc thế chấp quyền sử dụng đất
    thuê có thời điểm thuê sau ngày 01/07/2004 mà đã trả hết tiền thuê đất
    01 lần cho cả thời gian thuê 93
    b) Xử lý tài sản là quyền sử dụng đất hình thành từ vốn vay: 94
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục 1
    Phụ lục 2



    Lời mở đầu
    Formatted: Bullets and Numbering
    1. Đặt vấn đề:
    Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển
    vượt bậc, thể hiện chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong hội nhập và
    phát triển kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, càng khẳng định vị
    thế của mình trong khu vực cũng như thế giới.
    Với việc gia nhập WTO, nến kinh tế đã có những kết quả nhất định như: đầu tư
    trực tiếp nước ngoài gia tăng vượt bậc, thị trường chứng khoán phát triển cả về quy
    mô và chất lượng, các quỹ đầu tư nước ngoài liên tục tăng, các doanh nghiệp mở ra
    nhiều cơ hội làm ăn mới,
    Ngành ngân hàng cũng không đứng ngoài xu thế chung ấy, nền kinh tế phát
    triển đã đưa đến cho ngành ngân hàng nhiều cơ hội mới: nhiều doanh nghiệp trong
    nước cũng như nước ngoài phát sinh nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh
    doanh, doanh số cho vay, thu nợ tăng, nhiều phương án và dự án đầu tư mới được
    thực hiện, . Ngành ngân hàng trong các năm qua đã gặt hái rất nhiều thành công,
    mạng lưới không ngừng được mở rộng và phát triển, lợi nhuận luôn đạt vượt mức
    chỉ tiêu đề ra, các ngân hàng mới trong nước cũng như nước ngoài được cấp phép
    thành lập, đây được xem là cơ hội cho các NHTM trong giai đoạn hiện nay.
    Lợi nhuận ngân hàng tăng cao, tuy nhiên thực trạng của các Ngân hàng thương
    mại Việt Nam đó là chủ yếu lợi nhuận xuất phát từ tín dụng, từ đầu tư cho vay các
    phương án kinh doanh ngắn hạn và các dự án đầu tư trung dài hạn. Sở Giao Dịch II
    - NHCTVN cũng không nằm ngoài “quy luật chung” đó.
    Việc kinh tế phát triển, môi trường kinh doanh đang thay đổi, các bộ luật cũng
    như các văn bản pháp luật thay đổi để đáp ứng yêu cầu hội nhập, các ngành kinh tế
    cũng luôn thay đổi và phát triển, điều này cũng đặt các NHTM nói chung và
    SGDII - NHCTVN nói riêng trước một vấn đề mới đó là: làm thế nào để thẩm định hiệu quả, nhận định đúng tính khả thi của dự án đầu tư, nhận định được xu hướng phát triển của ngành kinh tế, từ đó đưa ra được quyết định cho vay dự án, đưa ra
    được định hướng đầu tư tín dụng trung dài hạn đối với các ngành kinh tế đảm bảo
    tính cạnh tranh, cho vay có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro tín dụng, thu hồi đầy đủ gốc
    và lãi. Đây được xem là một thách thức mới, nhất là trong khâu thẩm định và cho
    vay dự án đầu tư của NHTM cũng như của SGDII - NHCTVN.
    Đề tài tốt nghiệp “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU
    TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH II - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM”
    được thực hiện là nhằm đưa ra một số giải pháp để giải quyết một phần các thách thức đó.
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    - Nghiên cứu những lý thuyết chung về NHTM, trong đó chú ý đến chức năng
    và nghiệp vụ của NHTM; Nghiên cứu những cơ sở lý luận về cho vay dự án
    đầu tư: thẩm định dự án đầu tư, rủi ro của dự án đầu tư.
    - Đi sâu phân tích thực trạng cho vay dự án đầu tư tại SGDII - NHCTVN, phân
    tích và đưa ra những nhận định về hạn chế và nguyên nhân gây ra hạn chế
    trong cho vay dự án đầu tư tại SGDII - NHCTVN.
    - Trên cơ sở lý luận và thực trạng cho vay dự án đầu tư tại SGDII - NHCTVN,
    từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, cho vay dự
    án đầu tư tại SGDII - NHCTVN, đồng thời đề xuất những kiến nghị đối với
    NHCTVN, NHNNVN và Nhà nước Việt Nam nhằm tháo gở khó khăn vướng
    mắc.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các hạn chế trong công tác cho vay dự án đầu
    tư tại SGDII - NHCTVN, các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó (từ nội bộ
    SGDII - NHCTVN, từ NHTCVN, các hạn chế từ NHNNVN, từ một số văn bản
    pháp luật liên quan của Nhà nước).




    - 10 - Field Code Changed
    Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu giữa lý luận và thực tế công tác cho vay dự án
    đầu tư tại SGDII - NHCTVN trong thời gian qua, các hạn chế và nguyên nhân dẫn
    đến hạn chế tại SGDII - NHCTVN trong công tác cho vay dự án đầu tư.
    Formatted: Bullets and Numbering
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Do tính chất của đề tài chủ yếu dựa vào dữ liệu đã có ở quá khứ của một
    NHTM, kết hợp với sự quan sát những yếu tố, nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong
    cho vay dự án đầu tư của các trường hợp thực tế. Tiến hành phân tích và rút ra giải
    pháp cụ thể để nâng cao chất lượng thẩm định, cho vay dự án đầu tư (đồng thời với
    hạn chế tối đa rủi ro cho vay dự án đầu tư) cho ngân hàng thương mại.
    Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau: phương pháp
    tổng hợp, chọn lọc nguồn thông tin từ tạp chí, sách và tài liệu chuyên ngành, ;
    phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng, phương
    pháp phân tích thống kê và phương pháp so sánh sự biến động các dãy số qua các
    năm.
    5. Những điểm nổi bật của luận văn:
    Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tín dụng
    trung dài hạn, biện pháp giảm thiểu rủi ro trong cho vay dự án đầu tư, đề tài “Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch II - Ngân hàng Công thương Việt Nam” cũng không nằm ngoài mục đích là nâng cao chất lượng - đồng nghĩa với việc giảm thiểu tối đa rủi ro trong đầu tư cho vay dự án đầu tư. Tuy nhiên đề tài được nghiên cứu trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, việc thẩm định và cho vay dự án đầu tư cũng bị ảnh hưởng bởi bối cảnh đó, vì vậy đề tài có những điểm mới sau đây:

    - Thứ nhất, đã giới thiệu được nội dung thẩm định dự án đầu tư một cách cụ thể,
    nhận biết các loại rủi trong cho vay dự án đầu tư và các biện pháp giảm thiểu
    rủi ro thường áp dụng.
    - Thứ hai, đề tài đã đưa ra được các giải pháp thiết thực, trên cơ sở công tác thẩm định và cho vay dự án đầu tư thực tế nhằm mục đích nâng cao chất lượng





    cho vay dự án đầu tư, trong đó có các giải pháp như xây dựng hệ thống thông
    tin dữ liệu ngành phục vụ công tác thẩm định, các giải pháp nhằm nâng cao
    chất lượng từ khâu thẩm định trước khi quyết định cho vay cho đến khâu quản
    lý giám sát dự án sau khi cho vay
    - Thứ ba, tác giả đã mạnh dạn có các kiến nghị với NHNN, Nhà nước Việt Nam
    nghiên cứu chỉnh sửa các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất thuê xuất
    phát từ những khó khăn thực tế trong quá trình cho vay dự án đầu tư với doanh
    nghiệp có tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất thuê
    - Thứ tư, các giải pháp của đề tài có được là đúc kết từ kinh nghiệm công tác
    thẩm định thực tế của tác giả nên có thể dùng để áp dụng không chỉ cho SGDII
    - NHCTVN mà còn có thể áp dụng cho các NHTM khác.
    6. Kết cấu của luận văn:
    Với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên, Luận văn ngoài phần mở
    đầu, kết luận và các phụ lục, được kết cấu thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và cho vay dự án đầu tư
    tại Ngân hàng thương mại
    Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch II -
    Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
    Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Sở Giao
    Dịch II - Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
    Nhân đây tác giả cũng xin chân thành gởi lời cảm ơn đến Quý thầy cô, các bạn
    bè, các đồng nghiệp, đặc biệt là TS. Lê Thị Tuyết Hoa đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...