Thạc Sĩ Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư Ngân hàng công thương chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1
    o0o­­­
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ
    CHẤT LƯỢNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ
    CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    1.1. Tổng quan về DAĐT và cho vay DAĐT của NHTM
    1.1.1. Những vấn đề cơ bản về DAĐT
    1.1.1.1. Khái niệm
    Đầu tư được coi là động lực của sự phát triển nói chung và sự phát triển kinh tế
    nói riêng của mọi quốc gia trên thế giới. Có thể hiểu đầu tư là việc huy động nguồn
    lực để biến các lợi ích dự kiến thành hiện thực trong một khoảng thời gian đủ dài
    trong tương lai. Trong đó: các nguồn lực chính là vốn, chất xám, tài nguyên thiên
    nhiên, thời gian ; lợi ích dự kiến có thể lượng hoá được (hay đo được hiệu quả
    bằng tiền như sự tăng lên của sản lượng, lợi nhuận ) mà cũng có thể không lượng
    hoá được (như sự phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, giải quyết các vấn đề xã
    hội, quốc phòng ). Đối với doanh nghiệp, đầu tư hiểu đơn giản là việc bỏ vốn kinh
    doanh để mong thu được lợi nhuận trong tương lai. Còn trên quan điểm xã hội thì
    đầu tư là hoạt động bỏ vốn để từ đó thu được các hiệu quả kinh tế ­ xã hội, vì mục
    tiêu phát triển quốc gia. Nhưng cho dù đứng từ góc độ nào đi chăng nữa, muốn tối
    đa hoá hiệu quả của đầu tư thì trước khi quyết định đầu tư, nhất thiết phải có
    DAĐT. Vậy DAĐT là gì?
    DAĐT là một tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc
    cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về khối lượng, cải
    tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng
    thời gian xác định. DAĐT chính là cơ sở quan trọng để chủ đầu tư và các nhà đầu
    tư liên quan xem xét ra quyết định đầu tư.
    1.1.1.2. Vai trò của DAĐT
    - DAĐT là phương tiện để chuyển dịch và phát triển cơ cấu kinh tế.
    1


    - DAĐT giải quyết quan hệ cung - cầu về vốn trong phát triển.
    - DAĐT góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, nguồn lực mới cho phát
    triển.
    - DAĐT giải quyết quan hệ cung - cầu về sản phẩm, dịch vụ trên thị trường, cân
    đối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng trong xã hội.
    - DAĐT góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
    dân, cải biến bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước.
    1.1.1.3. Ý nghĩa của DAĐT
    - Đối với cơ quan nhà nước, DAĐT là cơ sở đầu tiên, là tài liệu cơ bản để cơ
    quan quản lý nhà nước xem xét, phê chuẩn, cấp giấy phép đầu tư.
    - Đối với chủ đầu tư, đó là căn cứ quan trọng để quyết định việc bỏ vốn đầu tư,
    thu hút đối tác cùng tham gia liên doanh bỏ vốn đầu tư, là phương tiện thuyết
    phục các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tài trợ cho vay vốn.
    - DAĐT là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi đôn đốc và
    kiểm tra quá trình thực hiện. Từ đó đánh giá chính xác và điều chỉnh kịp thời
    những vướng mắc trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.
    1.1.1.4. Tính khả thi của DAĐT
    Tính khả thi là một yêu cầu đặc biệt quan trọng của DAĐT. Người lập dự án
    cũng như người thẩm định dự án đều phải quan tâm trước hết đến tính khả thi của
    dự án. Một DAĐT được gọi là khả thi nếu nó hội đủ các tính chất sau:
    Ø Tính hợp pháp:
     Phải phù hợp với pháp luật.
     Có đủ các căn cứ pháp lý: tư cách pháp nhân của các đối tác, giấy phép hành
    nghề, khả năng tài chính, sở trường kinh doanh, các thông tin khác liên quan
    đến các đối tác; các hợp đồng liên quan; các văn bản xác nhận về quy hoạch,
    đất đai, định giá tài sản góp vốn, giá cả áp dụng,
    Ø Tính hợp lý:
     Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội của
    quốc gia, của các ngành kinh tế, vùng kinh tế cũng như của các địa phương.
    2


     Các giải pháp đầu tư đều được lựa chọn hợp lý về kỹ thuật cũng như về kinh
    tế.
     Các phương án lựa chọn phải phù hợp với các điều kiện cụ thể của dự án,
    phù hợp với truyền thống, tập quán của quốc gia, địa phương.
     Nội dung, hình thức trình bày phải phù hợp với các quy định, hướng dẫn, chỉ
    dẫn của các cơ quan có trách nhiệm liên quan.
    Ø Tính hiện thực:
     Mọi phương án, giải pháp được lựa chọn phải phù hợp với thực tế, có tính
    hiện thực, có khả năng thực hiện được trong điều kiện cụ thể của quốc gia.
     Các giải pháp nêu ra trong dự án phải được cân nhắc kỹ lưỡng và không quá
    ảo tưởng.
    Ø Tính hiệu quả:
     Trong dự án phải có các chỉ tiêu cụ thể chứng minh hiệu quả của dự án về
    mặt tài chính cũng như về mặt kinh tế xã hội. Tránh tình trạng phóng đại các
    chỉ tiêu về hiệu quả làm cho dự án mất tính trung thực.
    1.1.2. Cho vay DAĐT của NHTM
    1.1.2.1. Khái niệm
    Cho vay DAĐT là việc tổ chức tín dụng đồng ý cấp một hạn mức tín dụng cho
    chủ đầu tư thực hiện dự án trong một thời gian và điều kiện được thỏa thuận trong
    hợp đồng tín dụng sau khi đã tổ chức thẩm định tính khả thi và hiệu quả của
    DAĐT. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các điều khoản đã cam
    kết trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả cả gốc và lãi cho tổ chức tín dụng đúng
    hạn.
    1.1.2.2. Đặc điểm của cho vay DAĐT
    v Vốn đầu tư lớn, thời gian cho vay dài, thu hồi vốn chậm
    Hoạt động cho vay DAĐT của các NHTM chủ yếu là tài trợ vốn cho khách
    hàng để thực hiện việc đầu tư thêm tài sản cố định, đổi mới công nghệ, trang thiết
    bị, xây dựng, mở rộng nhà xưởng do đó thường đòi hỏi một lượng vốn khá lớn
    3


    và thời gian cho vay tương đối dài. Hơn nữa, nguồn trả nợ chính của dự án là từ
    khấu hao và lợi nhuận mà dự án đem lại, điều này có nghĩa là ngân hàng chỉ có thể
    thu hồi nợ khi dự án đã đi vào hoạt động, từ đó dẫn đến thời gian thu hồi vốn của
    ngân hàng chậm.
    v Độ rủi ro cao
    Do thời gian đầu tư tương đối dài trong khi thời gian thu hồi vốn lại chậm nên
    mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay DAĐT của ngân hàng tương đối cao. Một
    DAĐT từ lúc bắt đầu triển khai thực hiện cho đến lúc đi vào sản xuất, hoạt động
    tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau. Các sự thay
    đổi về môi trường kinh tế, cơ chế chính sách, thiên tai đều có thể ảnh hưởng rất
    lớn đến hiệu quả, nguồn trả nợ của dự án do đó đòi hỏi các ngân hàng khi quyết
    định tài trợ vốn cho dự án phải thẩm định thật kỹ lưỡng, nhận biết được các rủi ro
    có thể xảy ra để có biện pháp phòng ngừa kịp thời.
    v Lợi nhuận nhiều
    Khi độ rủi ro của các dự án càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng mà các chủ đầu tư
    mong đợi các nhiều. Không nằm ngoài quy luật này, các khoản cho vay DAĐT
    thường mang lại cho các ngân hàng nguồn thu nhập lớn, biểu hiện cụ thể là lãi suất
    cho vay đầu tư dự án thường khá cao. Có đặc điểm này là do để bù đắp chi phí
    trong việc huy động những nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay dự án, chi
    phí bù đắp rủi ro.
     
Đang tải...