Luận Văn Nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của một số bài thuộc chương IV (

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nâng cao chất lượng bài giảng theo hướng lấy học sinh làm trung tâm của một số bài thuộc chương IV (sự sinh sản của sinh vật) và chương V (tính cảm ứng của sinh vật) sinh học 10 THPT


    Luận văn dài 52 trang:
    Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hiện đại hóa là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ xã hội tiến bộ, phù hợp với trình độ sản xuất phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.
    Từ mục tiêu đó đòi hỏi nguồn nhân lực cho nước nhà là mẫu người thông minh nhanh nhẹn có tay nghề, có năng lực, chủ động, sáng tạo tự lập để đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với thời đại kinh tế. Mà mẫu người đó do chính ngành giáo dục đào tạo ra.
    Chính vì vậy mà khi công nghệ - khoa học, kinh tế thị trường thay đổi thì chúng ta phải cập nhật, ngành giáo dục phải tìm ra được hướng đi mới để công việc đạt hiệu quả cao. Và ngành giáo dục nước ta đã có cuộc cách mạng đổi cực: Từ người giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
    Khi có sự thay đổi lớn về phương pháp dạy học, mà quan trọng là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, đã làm khơi dậy tiềm năng sáng tạo vốn có của con người. Điều này không chỉ có ý nghĩa trong khi các em đang còn học ở nhà trường mà còn có ý nghĩa cho các em trong việc góp sức mình vào xây dựng đất nước sau này.
    Nhưng để phát huy được tính tích cực của học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải biết sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp, muốn vậy đòi hỏi người giáo viên phải có tay nghề cao, óc sáng tạo, có khả năng tổ chức, đặc biệt phải nắm vững tri thức khoa học bộ môn. Và để giảng dạy tốt không thể thiếu khâu soạn bài, mà để có bài soạn đầy đủ và chất lượng cao thì khâu đọc bài - phân tích nội dung và xây dựng bài giảng là việc quan trọng đối với người giáo viên. Bởi khi thực hiện khâu đó người giáo viên không những nắm bắt được kiến thức liên quan đến bài giảng mà còn nâng cao được kiến thức, nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình giảng dạy truyền thụ kiến thức cho học sinh.

    MỤC LỤC


    Trang

    MỞ ĐẦU
    1

    Chương 1: TỔNG QUAN
    3
    1.1.
    Những cơ sở khoa học và thực tiễn của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm
    3
    1.2.
    Những đặc trưng của phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm (phương pháp dạy học tích cực)
    7

    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    9
    2.1.
    Đối tượng nghiên cứu
    9
    2.2.
    Phương pháp nghiên cứu
    9
    2.3.
    Phạm vi nghiên cứu
    9
    2.4.
    Địa điểm và thời gian nghiên cứu
    9

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
    10
    3.1.
    Cấu trúc nội dung một số bài trong chương IV và chương V
    10
    3.2.
    Kỹ thuật dạy một số bài trong chương IV và chương V
    11
    3.3.
    Kết quả thăm dò tác dụng về kỹ thuật dạy học
    49

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
    51

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    52
     
Đang tải...