Luận Văn Nâng cao chất lực hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006- 2011

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1. Lý do chọn đề tài:
    Trong lịch sử mấy ngàn năm dựng và giữ nước của dân tộc ta, phụ nữ luôn giữ một vị trí quan trọng và có những cống hiến to lớn, chính vì vậy Hồ Chí Minh đã khẳng định:
    “Non sông gấm vốc Việt Nam do các thế hệ phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thiêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Sự trưởng thành nhanh chóng và các cống hiến to lớn cho cách mạng của phụ nữ phải kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác vận động phụ nữ là một nhiệm vụ có tầm quan trọng chiến lược, một vấn đề có tính quốc sách trong toàn bộ công tác vận động quần chúng của Đảng.
    Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, với nhiều thuận lợi và cũng nhiều khó khăn, thách thức đặt ra những yêu cầu mới trong việc khai thác các nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là rất quan trọng. Lực lượng phụ nữ là một trong những nguồn lực to lớn, muốn khai thác được nguồn lực đó đòi hỏi phải phát huy vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ – tổ chức đại diện cho lợi ích của phụ nữ và là trung tâm tập hợp đoàn kết các tầng lớp phụ nữ trong cả nước.
    Những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc luôn tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm, cải tiến nội dung, phương thức hoạt động. Phong trào phụ nữ Vĩnh Phúc đã có những bước tiến đáng kể, đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của các tầng lớp phụ nữ trong toàn tỉnh. Song, trong sự vận động của cơ chế thị trường, hoạt động của các cấp hội cũng còn nhiều long tong; tỷ lệ thu hút quần chúng phụ nữ tham gia sinh hoạt ở các cấp hội phụ nữ cơ sở còn thấp, một bộ phận phụ nữ trong độ tuổi tham gia vào Hội nhưng chưa tha thiết gắn bó với tổ chức vì vậy, đổi mới tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ không những là yều cầu cấp bách của Hội Liên hiệp phụ nữ nói chung mà còn là đòi hỏi cấp bách đối với các cấp Hội, trong đó Hội Liên hiệp phụ nữ Vĩnh Phúc.
    Trước thực tế đó, với trách nhiệm là một cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Vĩnh Phúc.
    Trước thực tế đó, với trách nhiệm là một cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, tôi thấy trách nhiệm của mình cần phải tích cực tham mưu cho Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác Hội và đề xuất các giải pháp để góp phần đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tập hợp phụ nữ, tổ chức, tuyên truyền, giáo dục, vận động, hướng dẫn tạo điều kiện cho cán bộ Hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, năng lực trình độ về mọi mặt nhằm đổi mới tổ chức Hội, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội phụ nữ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. Chính vì lý do đó tôi chọn vấn đề: “ Nâng cao chất lực hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2006- 2011” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

    2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
    Mục tiêu:
    Nghiên cứu, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ trong tình hình hiện nay.
    Nhiệm vụ
    Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
    - Hệ thống hoá quan điểm của Đảng, Nhà nước, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam về vị trí, vai trò của phụ nữ và công tác vận động phụ nữ.
    - Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
    3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
    - Dựa trên lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí MInh và các quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống Hiến pháp, pháp luật và chính sách của Nhà nước Việt Nam.
    - Kế thừa thành tựu nghiên cứu của các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
    - Phương pháp luận được sử dụng trong luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin.
    - Phương pháp cụ thể: Phân tích tổng hợp tài liệu, thống kê số liệu, khảo sát, điều tra xã hội học, phân tích so sánh coi trọng thực tiễn và sử dụng tư liệu của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc trong 5 năm qua để từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp của tỉnh Vĩnh Phúc.
    4. Giới hạn của đề tài.
    Hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2001 đến năm 2006.
    5. Giá trị của đề tài.
    Nhằm đánh giá kết quả học tập chương trình Cao cấp lý luận của học viên tại Học viện Chính trị quốc gia khu vực I- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng lý luận vào thực tiễn góp phần giải quyết các vấn đề thực tế ở địa phương.
    - Thành công của đề tài có thể vận dụng cho bản thân trong việc tham gia chỉ đạo trực tiếp phong trào phụ nữ và hoạt động công tác Hội, từ đó giúp cho Vĩnh Phúc ngày càng đạt hiệu quả.
    6. Kết cấu đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu làm 3 chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ.
    Chương II: Thực trạng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiệm kỳ (2001- 2006).
    Chương III: Phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiệm kỳ (2006- 2011).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...