Chuyên Đề Năm 2010 sẽ chấm dứt tình trạng di cư tự do

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Năm 2010 sẽ chấm dứt tình trạng di cư tự do

    "Phấn đấu đến 2010, VN chấm dứt tình trạng dân di cư tự do và giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống của hộ dân di cư", PTT Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh yêu cầu trên tại HN Sơ kết thực hiện CT 660/TTg về giải quyết tình trạng dân di cư tự do đến Tây Nguyên và một số tỉnh khác, diễn ra ngày 16/9, tại Hà Nội.

    Người dân ổn định sản xuất, thu nhập sẽ ít di cư tự do.
    Số liệu của Bộ NN-PTNT cho thấy, lượng dân di cư tự do tính từ 1991 đến 6/2003 là gần 295.000 hộ (khoảng 1,351 triệu nhân khẩu). Số lượng dân di cư tự do những năm gần đây giảm rõ rệt. Từ 2003 đến nay, chỉ còn 822 hộ di cư tự do, với trên 4.000 khẩu, so với hai năm 2001-2002 giảm gần 9.000 hộ. Song, diễn biến của việc di dân còn phức tạp, nhất là với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc vào Tây Nguyên.
    Địa bàn dân di cư đến các tỉnh Tây Nguyên đông nhất, chiếm hơn 41% trong tổng số; kế đó là tỉnh Bình Thuận (12%), các tỉnh Đông Nam Bộ (31,7%), vùng rừng U Minh (8,5%) và còn lại là các tỉnh phía Bắc.
    Di chuyển vì kế sinh nhai
    Ông Hứa Đức Nhị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, cho biết, đối tượng di cư tự do gồm nhiều dân tộc khác nhau. Dân di cư tự do đến địa bàn các tỉnh Tây Nguyên gồm 10 dân tộc, trong đó, tới 70% là người Kinh, 30% là dân tộc thiểu số; đến các tỉnh Lai Châu, Bắc Kạn, Sơn La chủ yếu là đồng bào H'mông. Đáng chú ý, trong 1-2 năm gần đây, số lượng dân di cư tự do chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người.
    Theo Bộ KH-ĐT, nguồn vốn đầu tư cho các dự án ổn định dân di cư tự do, từ 199 đến nay, là 558 tỷ đồng. Theo báo cáo chưa đầy đủ, các địa phương đã xây được trên 1.260km đường giao thông các loại, 59 cầu cống, 54 hồ thủy lợi, trên 1.000 giếng nước sinh hoạt, gần 40.000m2 trường học, trạm y tế, khai hoang và đưa vào sản xuất hơn 30.000ha đất nông nghiệp .
    Đến nay, các vùng có dân di cư tự do đến nhiều đã sắp xếp được chỗ ở cho 75% số hộ (60% số hộ đã được đăng ký hộ khẩu).
    Ông Nhị nhận xét, diễn biến của di cư tự do khá phức tạp và khó kiểm soát, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi Bắc Bộ. Ông dẫn chứng, dân của tỉnh Lai Châu di cư tự do sang tỉnh Sơn La và ngược lại, dân của Sơn La lại đến Lai Châu. Nhiều hộ dân của tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng đến vùng Lai Châu, Bắc Kạn, sau đó tiếp tục di cư vào các tỉnh Tây Nguyên, rồi lại tiếp tục di chuyển từ huyện này qua huyện khác, hoặc tỉnh khác, gây khó khăn về an ninh, trật tự xã hội của địa phương.
    Lý do khiến cho các đối tượng trên thường xuyên di cư tự do, đó chính là vì họ nghèo, đời sống kinh tế khó khăn, thiếu vốn sản xuất. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở Mường Lát (Thanh Hóa) hơn 90%, Bình Thuận 50%, Sơn La cũng trên 50% . Cư trú theo từng nhóm nhỏ, đồng bào dân tộc thiểu số ở sâu trong rừng, không có cơ sở hạ tầng.
    Chính vì thế, rừng ở những vùng này đã bị tàn phá, nhưng đến 5-6 năm sau, đồng bào vẫn còn nghèo, đời sống chưa ổn định. Nạn phá rừng làm nương rẫy gia tăng. Ở Đăk Lăk, đã có 7.755/14.300ha rừng bị dân di cư tự do tàn phá (từ 1996-2000), ở Thanh Hóa, Lai Châu cũng bị mất hàng nghìn hecta rừng đầu nguồn.
    Hơn nữa, các tỉnh miền núi phía Bắc thường có địa hình phức tạo, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, trong khi các tỉnh Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và các vùng khác có điều kiện sản xuất nông, lâm nghiệp hơn nên đã thu hút người dân di cư tự do đến lập nghiệp. Trình độ thấp, tập quán lạc hậu, sống chủ yếu dựa vào nương rẫy cũng khiến cho người dân dễ bỏ lại vùng đất cũ để tìm vùng đất canh tác mới tốt hơn.

    Sẽ ổn định cho 90.000 dân

    Sắp tới, 90.000 hộ dân di cư tự do sẽ được sắp xếp, ổn định.
    Bộ NN-PTNT cho biết, thời gian tới, sẽ sắp xếp, ổn định khoảng 90.0000 hộ dân di cư tự do hiện đang cư trú chưa đúng quy haọch, đồng thời, kiên quyết không để xảy ra việc tiếp tục di cư tự do với số lượng lớn. Nếu đã di cư thì hướng dẫn, sắp xếp vào vùng quy hoạch hoặc đưa về quê cũ khi người dân di dư tự do không chấp hành sự sắp xếp của địa phương nơi đến; đồng thời, tạo điều kiện để họ định cư ổn định lâu dài tại nơi mới.
    Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh, năm 2010, Việt Nam phải cố gắng giải quyết được những tồn tại để từng bước đi đến chấm dứt tình trạng di cư tự do. Phó Thủ tướng nhận định, khi đất nước thống nhất, đã xuất hiện tình trạng di dân tự do ồ ạt chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc vào các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
    Bên cạnh những tác động tích cực, như tăng cường nhân lực, nguồn lao động cho các địa phương và khai thác đất đai có hiệu quả hơn, tình trạng di dân tự do đã nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan chính quyền, nằm ngoài quy hoạch, gây tác động tiêu cực, trong đó nổi bật là nạn phá rừng, mua bán đất đai trái phép, gây mất trật tự an ninh xã hội.
    Sau 9 năm thực hiện Chỉ thị 660, Phó Thủ tướng nhận xét, tình trạng này đã có chuyển biến tích cực, rõ nét hơn. Tuy nhiên, thời gian tới, ông lưu ý, bằng mọi cách các địa phương phải chủ động rà soát, quy hoạch sắp xếp lại dân cư trên địa bàn. Bên cạnh đó, giải quyết vấn đề đất ở, đất sản xuất để đồng bào dân tộc ổn định đời sống, định cư lâu dài tại chỗ.
    Đối với các tỉnh có dân đi, Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở về công tác tuyên truyền, giáo dục; tổ chức quy hoạch và đầu tư phát triển sản xuất theo hướng chuyển dịch cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp. Đồng thời, quy hoạch lại dân cư ở những nơi cần thiết, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các dự án ổn định dân cư, tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân. Đối với các tỉnh có dân đến, phải bố trí sắp xếp theo quy hoạch, bố trí giao đất, giao rừng và kiên quyết thu hồi diện tích đất khai thác trái phép.

    Ông cũng yêu cầu Bộ NN-PTNT, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính, Bộ LĐ-TBXH, Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc và miền núi, Bộ Quốc phòng và các ban ngành phối hợp đồng bộ trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn về điều chỉnh và bố trí lại dân cư gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
     
Đang tải...