Thạc Sĩ n Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay, vốn FDI là một bộ phận quan trọng
    trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư của bất kỳ một quốc gia hoặc một địa phương nào. Đối với
    nước ta, một nước đang trong quá trình CNH, HĐH, chuyển đổi và hội nhập kinh tế, với
    mục tiêu phát triển kinh tế rất cao, nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, trong đó vốn FDI có vai trò
    đặc biệt quan trọng.
    Dưới góc độ của quốc gia hay một địa phương tiếp nhận vốn, FDI có mục tiêu và
    tác động đa chiều. Ngoài tác động phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, qua các
    hoạt động FDI còn tạo cơ hội tiếp nhận kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh, các
    sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ, năng lực quản lý, điều hành, giúp các chủ thể
    trong nước và nền kinh tế nói chung đẩy nhanh quá trình phát triển những ngành nghề
    có kỹ thuật, công nghệ mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng nhanh.
    FDI còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết việc làm, đẩy mạnh kim ngạch xuất
    khẩu, góp phần vào việc lành mạnh hoá các cân đối vĩ mô của nền kinh tế. Ngay từ khi
    bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề thu hút vốn FDI đã được Đảng và Nhà
    nước ta đặc biệt quan tâm, chú ý và đã có nhiều biện pháp tích cực, đổi mới liên tục
    nhằm thu hút ngày càng nhiều và ngày càng có chất lượng nguồn vốn quan trọng này.
    Đối với Đà Nẵng, một thành phố được tái lập chưa lâu như một thành phố trực thuộc
    Trung ương, nằm ở vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, với nhiều
    lợi thế, tiềm năng chưa được khai thác đúng mức, đầu tư FDI lại càng có vai trò quan
    trọng.
    Nghị quyết các Đại hội Đảng, từ Đại hội VI đến Đại hội X đều khẳng định rằng,
    kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị
    trường định hướng XHCN ở nước ta, được khuyến khích phát triển lâu dài, bình đẳng với
    các thành phần kinh tế khác. Thu hút vốn FDI là chủ trương quan trọng của Đà Nẵng, có
    tác dụng khai thác nguồn lực vốn ngoài nước, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, làm đòn
    bẩy khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong nước, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phục vụ
    sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển bền vững cho kinh tế thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả
    vùng kinh tế trọng điểm nói chung.
    Thực tế 20 năm đổi mới vừa qua, nhất là 10 năm gần đây cho thấy, với chính sách
    thu hút ngày càng cởi mở và minh bạch, vốn FDI đã trở thành một trong những yếu tố
    quan trọng để phát triển kinh tế ở nước ta nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. FDI
    đã có đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
    thu ngân sách, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo trên quy mô toàn bộ nền kinh tế
    nói chung cũng như trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên, ở Đà Nẵng, các
    biện pháp thu hút vốn FDI thời gian qua cũng đã bộc lộ nhiều mặt yếu kém, hạn chế. Kết
    quả là tốc độ tăng vốn FDI chưa đạt như mong đợi. Số lượng các nhà đầu tư nước ngoài
    đến tìm hiểu môi trường đầu tư, số dự án đăng ký dự định đầu tư khá nhiều nhưng số dự
    án đầu tư được cấp phép và đi vào hoạt động vẫn còn thấp, số vốn thực sự đầu tư còn thấp
    về số lượng. Cơ cấu đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu CNH, HĐH
    của thành phố với tư cách là thành phố trọng điểm của miền Trung và đầu mối quan trọng
    của hành lang kinh tế Đông - Tây. Ngoài những nguyên nhân khách quan như điều kiện tự
    nhiên không thuận lợi, thị trường nhỏ hẹp, sức mua yếu, chi phí vận chuyển bằng đường
    biển cao, thời gian vận chuyển lớn, nguồn nguyên liệu và các ngành công nghiệp phụ trợ
    còn thiếu và yếu, chất lượng kém, cơ chế chính sách của Trung ương còn bất cập , những
    nguyên nhân chủ quan từ phía chính quyền Đà Nẵng cũng đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến
    thu hút vốn FDI trên địa bàn.
    Tình hình đó đòi hỏi phải nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp đổi mới mạnh mẽ
    hơn nữa để tăng cường thu hút vốn FDI có hiệu quả hơn, xem đó là vấn đề quan trọng, đột
    phá để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2006 - 2010 và các giai đoạn tiếp theo.
    Đó là lý do đề tài: “Những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài ở Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” được chọn làm luận văn thạc sĩ của tác giả.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu về FDI nói chung cũng như những giải pháp thu
    hút FDI nói riêng. Sau đây là những công trình tiêu biểu:
    - “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước ASEAN và vận
    dụng vào Việt Nam”, Nguyễn Huy Thám, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
    gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1999.
    - “Thực trạng và giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
    bàn tỉnh Đồng Nai”, Phan Minh Thành, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc
    gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000.
    - “Hoàn thiện Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
    ngoài ở Việt Nam hiện nay”, Nguyễn Văn Hùng, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính
    trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
    - “Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành
    phố Đà Nẵng”, Ngô Quang Vinh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng,
    2003.
    - “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong nền kinh tế
    thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam”, Đề tài KH-CN cấp nhà nước KX01.05, GS.TS
    Nguyễn Bích Đạt, Hà Nội, 2004.
    - “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bình Dương - Thực trạng và giải pháp”, Bùi Thị
    Dung, Luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
    Hà Nội, 2005.
    Ngoài ra, còn có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề vốn FDI với những
    cách tiếp cận và giải quyết ở những khía cạnh khác nhau của vấn đề thu hút vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến rất nhiều khía cạnh của đầu
    tư FDI như tác động của FDI; vị trí, vai trò của FDI; quản lý nhà nước đối với khu vực
    này; các biện pháp thu hút FDI phục vụ phát triển kinh tế Tuy nhiên, đến nay chưa có
    công trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về những giải pháp thu hút vốn FDI trong
    điều kiện cụ thể của Đà Nẵng.
    3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích nghiên cứu của đề tài là hệ thống hoá có cơ sở lý luận và thực tiễn chính
    sách thu hút vốn FDI đối với các vùng, địa phương, đánh giá thực trạng và tìm ra những
    giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng.
    3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn của FDI, làm rõ vai trò của nó đối với sự
    phát triển kinh tế đối với các vùng, địa phương.
    - Phân tích thực trạng đầu tư và đánh giá chính sách thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng thời
    gian từ năm 1997 đến 2006
    - Luận chứng những giải pháp tăng cường thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng trong thời
    gian tới
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các biện pháp chính sách thu hút vốn đầu tư
    trực tiếp nước ngoài ở Đà Nẵng. Các biện pháp này bao gồm 2 bộ phận: bộ phận triển khai
    thực hiện các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung ương; bộ phận thực hiện gồm
    các biện pháp của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp về chính sách. Góc
    độ tiếp cận của luận văn chủ yếu là khảo sát các giải pháp của Nhà nước.
    4.2. Đối tượng khảo sát của luận văn
    Khảo sát các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Đà Nẵng như là đối tượng tác
    động (kết quả) của các biện pháp chính sách. Ngoài ra, luận văn khảo sát hoạt động của các cơ
    quan quản lý nhà nước của chính quyền Đà Nẵng.
    4.3. Phạm vi nghiên cứu
    Về thời gian: thời gian nghiên cứu giới hạn từ năm 1997 đến nay. Những giải pháp
    và kiến nghị được đề xuất cho giai đoạn tương lai đến khoảng 2010.
    Về không gian: giới hạn trong phạm vi các hoạt động FDI tại Đà Nẵng. Để nghiên cứu so
    sánh, có mở rộng không gian khảo sát ở những chỗ cần thiết.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp duy vật
    lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối của Đảng,
    chính sách và pháp luật của Nhà nước; các thành tựu khoa học trong kinh tế nói chung và
    trong lĩnh vực chính sách FDI nói riêng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
    trong luận văn là: phân tích, tổng hợp, so sánh, mô hình hoá; kết hợp nghiên cứu lí luận
    với tổng kết thực tiễn, lấy ý kiến chuyên gia, nghiên cứu tài liệu.
    6. Những đóng góp của luận văn
    - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng, đánh giá các biện pháp
    chính sách đã thực hiện ở Đà Nẵng, tìm ra những bài học thành công và nguyên nhân
    không thành công trong thực hiện chính sách thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng.
    - Một số giải pháp đặc thù đề xuất được luận chứng với khả năng đóng góp làm tăng
    thu hút vốn FDI ở Đà Nẵng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
    được trình bày trong 3 chương, 10 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...