Luận Văn N Bước đầu nghiên cứu tiềm năng tài nguyên phát triển du lịch ở Hương Sơn - Mĩ Đức - Hà Tây

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU


    Ngày nay, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người, đặc biệt là trong xã hội có sự phát triển cao. Chúng ta có thể thấy hình ảnh của những người khách du lịch khắp mọi nơi trên thế giới: trong các khu rừng nhiệt đới ẩm ướt đến các vùng sa mạc nóng bỏng, trên dãy núi Himalaya tới đáy biển sâu, dọc các mũi băng ở hai cực trái đất lạnh giá hay những nơi đô thị ồn ào Đồng thời du lịch đã, đang và sẽ trở thành ngành công nghiệp lớn nhất trên thế giới vì theo dự báo trong "Tầm nhìn du lịch 2020" của WTO khách du lịch được dự báo sẽ tăng 4,3% mỗi năm trong hai thập niên tới, trong khi mức thu từ du lịch quốc tế sẽ lên tới 6,7% mỗi năm. Như vậy đến năm 2020 sẽ có khoảng 1,5 tỉ khách du lịch đến các nước hàng năm và chi tiêu hơn 2020 tỉ USD mỗi ngày. Đối với du lịch nội địa, các dự báo về số lượng khách du lịch sẽ tăng lên 10 lần và mức thu nhập lên 4 lần, đưa tổng số lên 16 tỉ khách du lịch tiêu hết khoảng 8 ngàn tỉ USD vào năm 2020. Như vậy du lịch trong thế kỉ 21 không chỉ là ngành công nghiệp lớn nhất toàn cầu mà còn là rộng khắp thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là tương lai của du lịch sẽ phụ thuộc vào sự phát triển có trách nhiệm về xã hội đối với cộng đồng người dân địa phương vùng du lịch. Song cùng với sự tăng trưởng đó công nghiệp du lịch phải chịu trách nhiệm về các tác động đến nền kinh tế mà còn đến môi trường xã hội và văn hoá.
    Du lịch Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang dần khẳng định được vị trí của mình trên trường quốc tế, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại lợi nhuận cao góp phần phát triển đất nước. Thế kỉ 21 - Thiên niên kỉ mới hứa hẹn với sự phát triển tốc độ của nền kinh tế tri thức, trong đó công nghệ thông tin là chủ đạo. Chính vì vậy ngành du lịch Việt Nam càng được phát triển hội nhập với sự giao lưu văn hoá thế giới. Du lịch Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức du lịch thế giới (WTO), của Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA). Hiệp hội du lịch Đông Nam Á (ASEANTA). Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với gần 1000 doanh nghiệp của các nước trên thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...