Tiểu Luận Mỹ, EU và Nhật Bản- các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Phân tích và đề xuất giải pháp t

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đây là bài tiểu luận xuất sắc của lớp mình môn Kinh tế và phân tích hoạt động ngoại thương HK 2010 đã được cô Võ Thanh Thu - giảng viên ĐHKT TPHCM chấm
    Nhóm đề tài 2: Thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam– Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

    (tìm hiểu chuyên sâu về 3 thị trường XK của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật )


    Chúc bạn thu được những kiến thức bổ ích.


    LỜI MỞ ĐẦU​ Đi lên từ một nước nông nghiệp lạc hậu, gánh chịu hơn 1000 năm đô hộ của giặc ngoại xâm. Nền kinh tế Việt Nam đã trỗi dậy, thoát khỏi sự kìm kẹp của chính sách bế quan tỏa cảng bảo thủ, từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới.
    Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước ta bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế. Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996), chủ trương này càng được đẩy mạnh. Hội nhập kinh tế của Việt Nam diễn ra càng ngày càng nhanh và càng sâu. Từ chỗ chỉ hợp tác thương mại thông thường đã tiến tới hợp tác kinh tế toàn diện, từ chỗ hợp tác song phương đã tiến tới hợp tác kinh tế đa phương. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.
    Trong các thị trường xuất khẩu của nước ta, Mỹ, EU và Nhật Bản nổi lên là các đại diện chủ chốt, đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta mỗi năm. Cụ thể, năm 2009, thị phần Mỹ 19,9%, EU 16,43%, Nhật Bản 11,02% tính theo trị giá xuất khẩu hàng hóa (nguồn Tổng cục thống kê). Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu vào các thị trường trên chiếm đến gần 50% giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
    Những dẫn chứng trên đã cho thấy sự chuyển biến tích cực và đáng tự hào của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, trong thành công bao giờ cũng có trở ngại, khó khăn. Nền kinh tế non trẻ Việt Nam khi bước vào thương trường quốc tế cũng đã mắc phải rất nhiều trở ngại trong giao thương với các đối tác trên thế giới. Nguyên nhân có thể kể đến là sự khác biệt về địa lý, văn hóa, trình độ kỹ thuật, tay nghề nhân công, sự hiểu biết về tập quán thương mại,
    Đặc biệt, chính Mỹ, EU và Nhật Bản là các thị trường khó tính nhất với những quy định khắt khe và nhiều rào cản thương mại.
    Vấn đề đặt ra là, một khi các sản phẩm của nước ta đáp ứng đầy đủ các yêu cầu xuất khẩu và thâm nhập tốt vào các thị trường trên thì vấn đề tăng trưởng khối lượng xuất khẩu hàng hóa đến các thị trường khác trên thế giới sẽ dễ dàng hơn, nâng tầm nền kinh tế, thương mại nước ta lên một vị thế mới.
    Chính vì lẽ đó, nhóm chúng em chọn đề tài nghiên cứu:
    “Mỹ, EU và Nhật Bản- các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. ​ Phân tích và đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu”​ Bài luận của nhóm em chia làm 2 phần chính:
    + Phần A: tổng quan tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam
    + Phần B: Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    Phần B chia ra làm 3 phần nhỏ, bao gồm:
    I. Thị trường Mỹ
    II. Thị trường EU
    III. Thị trường Nhật Bản
    Chi tiết các mục chúng em xin được liệt kê trong phần mục lục tiếp theo.
    Trong quá trình làm bài, vì lý do kiến thức hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những sai lầm. Chúng em rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét và sửa chữa từ cô.
    Cảm ơn cô!​ ​ ​ ​ ​ ​ MỤC LỤC​ Lời mở đầu
    Mục lục
    Phần A- Tổng quan về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam . 1
    I. Xuất Khẩu 1
    1. Tổng quan tình hình xuất khẩu . 1
    2. Tình hình xuất khẩu các mặt hàng chủ lực . 2
    a. Hàng dệt may . 2
    b. Giày da . 4
    c. Thủy sản . 7
    d. Dầu thô . 11
    e. Gạo . 12
    f. Cà phê 13
    g. Cao su . 15
    h. Hạt tiêu đen . 16
    i. Hạt điều 17
    j. Chè 18
    k. Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 19
    l. Than 21
    m. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 21
    II. Nhập khẩu 22
    1. Tình hình chung 22
    2. Một số mặt hàng nhập khẩu chính . 25
    a. Xăng dầu các loại . 25
    b. Chất dẻo nguyên liệu và sản phẩm từ chất dẻo 27
    c. Phân bón các loại . 29
    d. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng 31
    e. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 32
    f. Ô tô nguyên chiếc và xe máy 34
    g. Sắt thép các loại 36
    h. Nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu ngành dệt may, da, giày 38
    i. Nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu 41
    j. Nhóm đá quý, kim loại quý . 43
    k. Nhóm kim loại thường khác 44
    l. Thuốc trừ sâu và nguyên liệu . 45
    m. Gỗ và sản phẩm gỗ . 46
    n. Giấy và nguyên liệu . 48
    o. Các nhóm khác . 48
    Phần B- Một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 51
    I. Thị trường Mỹ 51
    1. Môi trường chung . 51
    a. Điều kiện tự nhiên xã hội, kinh tế, văn hóa 51
    b. Luật thương mại và các chính sách ngoại thương 58
    c. Tình hình xuất nhập khẩu của Mỹ . 67
    d. Tình hình giao thương với Việt Nam . 82
    2. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 88
    Hàng dệt may 88
    a. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ 88
    b. Thuận lợi và khó khăn . 91
    c. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ . 94
    Gỗ và sản phẩm gỗ . 97
    a. Tình hình xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ . 97
    b. Thuận lợi và khó khăn . 98
    c. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào Mỹ 103
    3. Các biện pháp chung thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ . 105
    II. Thị trường EU 109
    1. Phân tích môi trường chung 109
    a. Điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa 109
    b. Chính sách thương mại 112
    c. Tình hình xuất nhập khẩu của EU . 119
    d. Tình hình giao thương với Việt Nam . 122
    2. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU . 129
    Thủy sản 129
    a. Tình hình xuất khẩu thủy sản vào EU . 129
    b. Thuận lợi và khó khăn . 131
    c. Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang EU 136
    Gỗ và các sản phẩm gỗ 137
    a. Tình hình xuất khẩu chung . 137
    b. Thuận lợi và khó khăn . 138
    c. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gỗ vào EU 142
    Cà Phê 143
    a. Tổng quan tình hình nhập khẩu cà phê của EU . 143
    b. Thuận lợi và khó khăn . 144
    c. Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cà phê sang EU . 146
    Giày dép 147
    a. Khái quát về thị trường giày dép EU . 147
    b. Tình hình xuất khẩu giày dép sang EU . 149
    c. Thuận lợi và khó khăn . 155
    d. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang EU . 158
    3. Giải pháp chung nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào EU 159
    III. Thị trường Nhật Bản 163
    1. Phân tích môi trường chung 163
    a. Điều kiện tự nhiên xã hội, kinh tế, văn hóa . 163
    b. Chính sách ngoại thương và đặc điểm thị trường Nhật Bản . 171
    c. Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản 183
    d. Tình hình giao thương với Việt Nam . 187
    2. Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Nhật . 198
    Hàng dệt may 198
    a. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật 198
    b. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật . 202
    Dây điện và dây cáp điện 204
    a. Tình hình xuất khẩu chung . 204
    b. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dây điện và dây cáp điện sang Nhật. 206
    Gỗ và sản phẩm gỗ . 207
    a. Tình hình xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Nhật 207
    b. Thuận lợi và khó khăn . 208
    c. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gỗ sang Nhật 214
    3. Các biện pháp chung đẩy mạnh xuất khẩu sang Nhật Bản 218
    Kết Luận
    Bảng biểu tham khảo
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...