Sách Mưu lược Đặng Tiểu Bình

Thảo luận trong 'Sách Lịch Sử - Địa Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mưu lược Đặng Tiểu BìnhXuân Duy, Quỳnh Dung

    Mưu lược Đặng Tiểu Bình

    Mục lục và lời tựa


    Mưu lược Đặng Tiểu Bình
    Chịu trách nhiệm xuất bản :
    Trần Đình Nghiêm
    Biên tập: Xuân Duy, Quỳnh Dung
    Trình bày, bìa: Nguyễn Thị Hoà
    Sửa bản in: Quỳnh Dung
    In 500 cuốn khổ 15x22cm,
    tại Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
    Giấy phép XB số : 676/XB-QLXB cấp ngày 30-6-2000.
    In xong và nộp lưu chiểu tháng 7 năm 2000.


    Mục lục

    Phần thứ nhất : Mưu lược trị loạn
    Phần thứ hai: Mưu lược phát triển
    Phần thứ ba: Mưu lược kinh tế
    Phần thứ tư : Mưu lược chính trị
    Phần thứ năm : Mưu lược quân sự
    Phần thứ sáu : Mưu lược mặt trận thống nhất
    Phần thứ bảy: Mưu lược ngoại giao
    Tài thao lược vĩ đại của tổng thiết kế sư (Thay lời tựa)
    Bản thân tôi từng nói quả quyết rằng Mao Trạch Đông là mưu lược gia vĩ đại nhất cổ kim, cả trong và ngoài nước, suốt cổ kim trong và ngoài nước không có mưu lược gia nào có thể sánh với Mao Trạch Đông. Lời đánh giá này cho tới nay chưa từng có dị nghị. Nhưng nay lại cần hỏi: Thế còn Đặng Tiểu Bình? Mưu lược và trí tuệ của Đặng Tiểu Bình có điểm độc đáo của nó. Điểm độc đáo này được thể hiện bằng một danh hiệu duy nhất mà người đời tặng cho ông và ông cũng vui vẻ nhận, đó là: Tổng thiết kế sư.
    Thiết kế sư đương nhiên không có cái thần thánh như danh hiệu “Người thầy”, “Vị thống soái”, “Người cầm lái” song lại nổi bật lên cái ý nghĩa mưu lược. Mao Trạch Đông từng gọi Đặng Tiểu Bình là “quân sư” mà ông mời đến, mà quân sư xưa nay vốn phụ trách việc bày mưu hiến sách, như hình tượng của Gia Cát Lượng trong Tam Quốc diễn nghĩa. Trong từ điển của người Trung quốc, chữ mưu lược vốn xuất phát từ kế mưu, mà thiết kế hầu như ngang bằng với mưu hoạch. Người Trung quốc tin rằng thành sự là do trời, nhưng mưu sự thì lại do người, nên có thể thấy rằng mưu lược cần phải dựa vào sự thiết kế của con người. Đặng là tổng thiết kế sư, mưu lược của ông thiết kế ra, đương nhiên không phải là những mưu mẹo lặt vặt.
    Đặng giành được danh hiệu Tổng thiết kế sư là từ sau khi ông đã tới tuổi cao niên - 75 tuổi. Đặng đã lãnh đạo cuộc cách mạng lần thứ hai của Trung quốc, đưa Trung quốc từ hỗn loạn đến đại trị, từ bờ vực sụp đổ tới phồn vinh thịnh vượng. Đất Thần Châu (Trung quốc - Người dịch) đã thay đổi hẳn bộ mặt, khiến người đời đều quan tâm theo dõi. Những khó khăn mà cuộc cách mạng thứ hai phải đương đầu và những thành tựu mà nó giành được không hề thua kém cuộc cách mạng lần thứ nhất, so sánh thành tựu với khó khăn mới thấy được sự thần thông trong mưu lược và trí tuệ của Đặng Tiểu Bình.
    Mưu lược của Đặng Tiểu Bình so với Mao Trạch Đông, đương nhiên là chưa bằng được. Cuộc đời Đặng ba lần bi đánh đổ, còn Mao chỉ bi có một lần. Song Đặng lại thực hiện thành công kỳ tích ba lần bị đổ, ba lần vươn lên, và lần sau lại huy hoàng hơn lần trước. Đặng từng nói một cách dí dỏm với một ngôi sao điện ảnh Mỹ: “Nếu có đặt giải thưởng Ôlimpích cho người vùng lên về mặt chính trị thì tôi có tư cách để nhận huy chương vàng”. Để đạt được điều đó, ngoài nghị lực và lòng dũng cảm, đương nhiên càng cần phải có mưu lược và trí tuệ.
    Giữa Đặng và Mao, không có gì phải nghi ngờ, là có nhiều chỗ giống nhau. Cuộc đời Mao đã ba lần chọn người thừa kế, Đặng cũng đã chọn ba lần. Nhưng lịch sử đã chứng minh, vấn đề khó khăn mà Mao dốc hết trí tuệ của cả đời mình vẫn không sao giải quyết được, thì Đặng đã giải quyết được một cách thuận lợi. Khi Mao Trạch Đông lui về tuyến hai, đã xảy ra mối nguy hiểm tuột mất đại quyền. Đặng thì chưa bao giờ đảm đương địa vị người đứng đầu, ngay cả lúc ông ở đỉnh cao quyền lực. Song ông vẫn có biện pháp nắm chắc đường hướng tiến lên của con tàu lớn là Trung quốc. Do đó, cựu thủ tướng Đức Xmít đã rút ra kết luận: Đặng Tiểu Bình là chính khách thành công nhất.
    “Ông ta thân thể thấp bé, có thể là người thấp bé nhất trong những người lãnh đạo quốc gia vĩ đại này. Nhưng nếu xếp hàng những người lãnh đạo quốc gia, thì có thể khẳng định, ông không đứng sau cùng, mà đứng ở vị trí đầu tiên”. Đó là cảm tưởng của đại sứ Đức ở Trung quốc về Đặng Tiểu Bình. Khơrútsốp thì có kinh nghiệm thiết, thân, ông ta từng nói với Mao Trạch Đông: “Anh chàng thấp bé của các đồng chí đã gây khó khăn áp đảo đối với những người cao lớn của chúng tôi”.
    Trong số những lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung quốc, bất kỳ là về đảm lược hay về trí tuệ, chỉ có Đặng Tiểu Bình là có thể sánh với Mao Trạch Đông. Trong thập kỷ 50, Chu Ân Lai khi bàn về anh hùng trong thiên hạ, đã từng thẳng thắn thừa nhận mình không bằng Đặng Tiểu Bình: phương pháp công tác của Tiểu Bình là cử trọng nhược khinh (nâng vật nặng dễ như nâng vật nhẹ), còn mình thì cử khinh nhược trọng (nâng vật nhẹ khó như nâng vật nặng). Cử khinh nhược trọng, hàng ngày phải giải quyết hàng vạn công việc, đó là đặc điểm cần có của vị thủ tướng nước Cộng hòa. Còn cử trọng nhược khinh là phong cách điển hình của vị thống soái. Về điểm này, không có gì khác nhau giữa tổng thiết kế sư và lãnh tụ vĩ đại chỉ có điều là càng giỏi về thiết kế mà thôi. Rất nhiều thiết kế của Đặng Tiểu Bình là đầy tài nghệ. Thí dụ bạt loạn phản chính, chính bản thanh nguyên (dẹp loạn, trở lại ổn định, làm ngay gốc trong nguồn), đối nội cải cách, đối ngoại mở cửa, tách riêng đảng với chính quyền, tách riêng chính quyền với xí nghiệp, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, một trung tâm, hai điểm cơ bản, một nước hai chế độ, hoà bình thống nhất, gác bỏ tranh luận, cùng nhau sáng tạo, che dấu thành tích, giữ vững trận địa . Những điều đó là những kiệt tác không tìm thấy trong các sách kinh điển của Mác- Lênin và bốn quyển hùng văn của Mao Trạch Đông.
    Mưu lược cần có giả tưởng, nhưng không phải là không tưởng. Đó là những phương châm, chính sách, biện pháp và thủ đoạn để giải quyết vấn đề thực tế, do đó cần đưa vào thực tiễn, giành lấy hiệu quả, dùng cách nói của nông dân Tứ Xuyên, thì tức là phải bắt được chuột. Hiệu quả của những thiết kế của Đặng Tiểu Bình ra sao? Điểm này không cần luận chứng nhiều, chỉ cần so sánh tình hình Trung quốc sau những năm 80 với trước kia, những đánh giá của người nước ngoài về Trung quốc trong công việc quốc tế, sờ túi tiền của chúng ta, giỏ thức ăn của chúng ta là có thể rút ra kết luận.
    Người ta đều coi sự chuyển biến từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình là sự chuyển biến có tính lịch sử. Sự chuyển biến hoà bình đương nhiên không thể hùng tráng như việc khai sáng nước Trung Hoa mới. Nhưng chính vì vậy, càng cần có mưu lược trí tuệ, càng cần phải giải quyết thoả đáng nhiều loại quan hệ phức tạp trong quá trình chuyển biến, nhất là mối quan hệ giữa kế thừa và phát triển. Về mặt này, cách làm của Đặng Tiểu Bình là rất tốt, ông đã đẩy sự nghiệp khai sáng của Mao Trạch Đông lên một bước lớn. Những kỹ xảo trong đó, không một lãnh tụ nào của đảng anh em có thể làm được. Mao Trạch Đông đã dốc hết tinh lực cả cuộc đời cho chủ nghĩa xã hội, nhưng chính trong vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào, ông đã phạm sai lầm nghiêm trọng, làm cho cả nước phải trả giá đau đớn. Còn Đặng Tiểu Bình thì đã thêm vào sau chữ chủ nghĩa xã hội mấy chữ mang mầu sắc Trung quốc, khiến cho Trung quốc thoát chết, hồi sinh và sống động hẳn ra, từ đó đã giải quyết được vấn đề khó khăn lớn nhất mà Mao Trạch Đông và cũng là toàn bộ phong trào cộng sản phải đương đầu trong thế kỷ 20.
    Tiên sinh Hồ Cúc Nhân, một nhân sĩ ở Hương Cảng nói: “Trên một mức độ nhất định, tìm hiểu thời đại Đặng Tiểu Bình, tìm hiểu chính sách và vấn đề của ông, cũng có thể nói là chiếc chìa khoá để tìm hiểu tiền đồ của Trung quốc và vận mệnh của người Trung quốc”. Chúng ta có lý do để bổ sung thêm: tìm hiểu tư tưởng mưu lược của Đặng Tiểu Bình là then chốt để tìm hiểu Đặng Tiểu Bình và thời đại của ông.
    Ngày nay, trong khi toàn đảng, toàn dân đi sâu học tập và lĩnh hội lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang mầu sắc Trung quốc của Đặng Tiểu Bình, chúng tôi xuất phát từ góc độ mưu lược để triển khai có hệ thống toàn bộ lý luận đó, kết hợp phương pháp trình bày lịch sử và bình luận để nói hết vấn đề, tin rằng có thể giúp ích cho đông đảo cán bộ và quần chúng.
     
Đang tải...