Sách Mưu lược Đặng Tiểu Bình

Thảo luận trong 'Sách Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    + Đặng Tiểu Bình: tiếng Hán: 邓小平; Pinyin: Dèng Xiǎopíng; 22 tháng 8, 1904 - 19 tháng 2, 1997) có tên khai sinh là Đặng Hy Hiền (có người dịch là Đặng Hỷ Tiên . vậy không biết là ai đúng ai sai??????) (邓希贤), là một lãnh tụ của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính phủ nhưng ông là người đã cầm quyền de facto tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990. Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư (sau Chủ tịch Đảng), còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng "chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc", có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách "Một nước hai chế độ". Trung Quốc hiện nay phát triển là nhờ theo đường lối của ông.


    + Mình xin cung cấp thêm "Tiểu sử đồng chí Đặng Tiểu Bình" để bà con tiện tham khảo:

    22/8/1904: Đặng Tiểu Bình (tên khai sinh là Đặng Hỷ Tiên) sinh tại làng Bạch Phương, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên. Ông là con trai cả của một cảnh sát trưởng ở huyện.

    1920: Mới 16 tuổi, Đặng Hỷ Tiên đã rời Tứ Xuyên để lên Thượng Hải, từ đó đón tàu sang Pháp để học. Trong thời gian học tập tại Pháp, Đặng Tiểu Bình làm rất nhiều nghề chân tay để kiếm tiền trang trải sinh hoạt, từ công nhân nhà máy sản xuất vũ khí, bồi bàn, thu vé trên xe lửa và lắp ráp ủng cao su.

    Tháng 6/1922: Đặng Hỷ Tiên gia nhập đảng Cộng sản của Thanh niên Trung Quốc tại châu Âu. Một năm sau, ông được bầu làm chủ tịch liên đoàn. Với một tư duy rất thực tế, Đặng đã tìm cách tăng gấp đôi số lượng bản tin của đảng này và phân phát rộng rãi.

    1924: Gia nhập đảng Cộng sản Trung Quốc tại Pháp.

    1926: Sang Moscow để học và sau đó trở về Trung Quốc.

    1927: Sau khi Tưởng Giới Thạch đàn án phong trào cách mạng tại Thượng Hải, Đặng Hỷ Tiên đổi tên thành Đặng Tiểu Bình.

    Tháng 1/1928: Đặng Tiểu Bình kết hôn với người vợ đầu là Chương Tử Nguyên.

    1930: Chương Tử Nguyên chết sau một ca đẻ non đứa bé gái của hai người.

    1931: Đặng Tiểu Bình bắt đầu cùng Mao Trạch Đông thành lập căn cứ của Hồng Quân tại tỉnh Giang Tây.

    1932: Đặng Tiểu Bình kết hôn với Jin Weiying, người vợ thứ hai của ông.

    1933: Tháng 10, Tưởng Giới Thạch phái 1 triệu quân tấn công căn cứ của Mao Trạch Đông tại tỉnh Giang Tây. Lúc này, trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc có nảy sinh một số mâu thuẫn. Cùng với Mao, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ khỏi ban lãnh đạo đảng. Trước tình cảnh này, người vợ thứ hai đã yêu cầu ly dị Đặng để kết hôn với người khác.

    1939: Đặng Tiểu Bình kết hôn với người vợ thứ 3 là Trác Lâm. Bà sinh cho ông 3 người con gái và 2 con trai.

    1945: Đặng Tiểu Bình chỉ huy sư đoàn 129 xuống khu vực miền trung Trung Quốc, buộc lực lượng Quốc Dân Đảng rút chạy.

    1948: Tham gia chỉ huy chiến dịch Hoài Hải, mở rộng mặt trận sang bên kia sông Dương Tử.

    1950: Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Trung Quốc. Đặng Tiểu Bình được giao nhiệm vụ tại Tây Tạng.

    1952: Ông trở về Bắc Kinh và được bổ nhiệm giữ chức Phó Thủ tướng.

    1956: Đặng Tiểu Bình trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị.

    1957: Đặng Tiểu Bình tháp tùng Mao Trạch Đông trong chuyến thăm Moscow. Mao Trạch Đông đã chỉ về phía Đặng Tiểu Bình và nói vơí nhà lãnh đạo Liên Xô: "Ngài có thấy người đàn ông nhỏ bé đứng đằng kia không? Ông ta là một người rất thông minh và có cả tương lai rộng mở ở phía trước".

    1960: Sau 2 năm thực hiện chính sách "Đại nhảy vọt", nền kinh tế Trung Quốc rơi vào khủng hoảng. Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ cùng Đặng Tiểu Bình đưa ra đề xuất cải cách kinh tế. Trong chuyến đi Quảng Châu, Đặng đã đưa ra quan điểm thực tế của mình về việc cứu đói cho dân bằng bất cứ giá nào.

    1966: Tháng 5, Mao Trạch Đông chỉ thị tiến hành cuộc Đại cách mạng văn hoá. Lần thứ hai trong cuộc đời chính trị của mình, Đặng Tiểu Bình bị khai trừ vì mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng sản và những tư tưởng thực tế của ông trong cải cách kinh tế. Đặng Tiểu Bình bị buộc phải đội mũ tai lừa diễu hành trên phố, sau đó bị đưa về nông thôn để làm việc tại xưởng máy kéo. (Trong lúc này Lưu Thiếu Kỳ bị kết án tù).

    1968: Con trai cả của Đặng Tiểu Bình là Đặng Phúc Phương đang học đại học Bắc Kinh bị những sinh viên cực đoan cùng trường trùm đầu và khống chế cho tới khi bị ngã khỏi cửa sổ tầng 4. Kể từ tai nạn đó, Đặng Phúc Phương trở thành người tàn phế.

    1969-1972: Hai vợ chồng Đặng Tiểu Bình bị đưa về Giang Tây. Tại đây, hai người đã phải nỗ lực giúp con trai phục hồi, song không thành công.

    1973: Tháng 8, Mao Trạch Động cho phép Đặng Tiểu Bình quay trở lại Bắc Kinh để giúp ông kiểm tra mức độ ảnh hưởng của Quân đội Giải phóng Nhân dân. Đặng Tiểu Bình tiếp tục giữ chức Phó Thủ tướng và trong vòng 2 năm sau đó, ông giúp Chu Ân Lai thực hiện "4 Hiện đại hoá".

    1976: Tháng 4, lần thứ 3, Đặng Tiểu Bình lại bị khai trừ sau khi chỉ trích cuộc Cách mạng Văn hóa. Ngày 9/9, Mao Trạch Đông từ trần, chỉ định Hoa Quốc Phong là người thay thế.

    1977: Ngày 22/7, Đặng Tiểu Bình được phục chức Phó Thủ tướng, vị trí giúp ông có đủ quyền lực cần thiết để tiếp tục những ý tưởng cải cách kinh tế của mình.

    1978: Đặng Tiểu Bình nêu kế hoạch cải cách kinh tế trước phiên họp toàn thể đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu sự mở đầu của chính sách "mở cửa".

    1979: Thăm Mỹ nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước.

    1980: Bè lũ bốn tên do Giang Thanh cầm đầu bị xét xử. Giang Thanh lãnh án tử hình. Lúc này, Thâm Quyến đã trở thành đặc khu kinh tế đầu tiên tại Trung Quốc, bước đầu chứng minh sự đúng đắn của cuộc cải cách kinh tế do Đặng Tiểu Bình đề xuất.

    1987: Thôi giữ các chức vụ trong chính phủ, trừ vị trí của ông trong quân đội.

    1990: Chính thức thôi giữ các chức vụ cuối cùng.

    1994: Lần cuối cùng xuất hiện trước công chúng trong lễ mừng Tết Nguyên đán.

    Ngày 19/2/1997: Đặng Tiểu Bình từ trần lúc 9h08' tối.



    Cuốn sách này là một tài liệu hay về một con người để chúng ta tham khảo và học hỏi. Tất nhiên là học hỏi có chọn lọc nha các bạn " class="mceSmilieSprite mceSmilie1" alt=":)" title="Smile :)">
     

    Các file đính kèm: