Chuyên Đề Muốn bảo thân Đảng phải chính danh

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Muốn bảo thân Đảng phải chính danh

    Theo GS. Nguyễn Khắc Mai, cụ Hồ luôn canh cánh: muốn "bảo thân" đảng phải "chính danh". Tránh được "hình danh", "chế danh" chưa đủ, đảng còn phải phấn đấu có được "thiện danh". Hồ Chí Minh từng nói: "Chớ tưởng cứ dán hai chữ cộng sản lên trán mà làm cho người ta sợ" vì Người hiểu sâu sắc, "thiện danh" của đảng chính là "đảng yêu nước, đảng của dân tộc".

    Hôm 14/5/2010, Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt, Nxb Trí thức và Quỹ văn hóa Phan Chu Trinh đã tổ chức Tọa đàm khoa học về Minh triết Hồ Chí Minh kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Bác Hồ.

    Từ năm câu chuyện nhỏ về Bác Hồ .

    Nhà thơ Việt Phương không tổng kết lý luận gì liên quan đến chủ đề "minh triết Hồ Chí Minh", với giọng kể hào hứng cuốn hút, ông đóng góp mấy câu chuyện về Bác lúc sinh thời.

    Cuối năm 1962, một nhà văn nổi tiếng người châu Á đã viết một bài về Hồ Chí Minh trong đó có câu: "Chúng ta có thể cùng nhau bàn luận và cũng không dễ thống nhất để tìm xem trên đời này, ai là người vĩ đại nhất, ai là người danh tiếng nhất, ai là người tài giỏi nhất, ai là người uyên bác nhất . Nhưng Hồ Chí Minh dứt khoát là người hoàn toàn nhất, con người giàu chất người nhất trên thế giới này". Có lẽ không điều gì ngoài chính cách sống, cách ứng xử hàng ngày của Bác đã đem đến một ấn tượng sâu sắc đến thế cho bạn bè quốc tế.

    Đầu hè năm 1949, có một người trong ban lãnh đạo cao của một nước anh em, lần đầu tiên đến gặp và nói chuyện với Hồ Chí Minh trên rừng Việt Bắc. Người đó là một trí thức quý tộc, trình độ học vấn rất cao, nói và viết được 11 thứ tiếng, vô cùng hào hoa phong nhã. Ông cưỡi ngựa, mặc quần áo dã chiến nhưng sang trọng phẳng phiu, đi đôi ủng bóng loáng, còn có người bảo vệ đi cùng. Ông gặp Hồ Chí Minh trong một căn nhà tre nứa nhỏ bé xinh gọn. Bác đang vừa làm việc vừa chờ người đó, ăn mặc như một người nông dân Việt Nam, áo nâu nhuộm bằng lá.

    Hàn huyên với Hồ Chí Minh khoảng nửa giờ, người đó ra về, lại lên ngựa đi. Nhưng đến chỗ ngoặt khuất tầm mắt, người đó xuống ngựa, tháo ủng cởi tất, trao cương ngựa cho người bảo vệ và nói: "Từ đây anh dắt ngựa, tôi đi bộ". Rồi người đó đi chân đất theo con đường rừng Việt Bắc, gặp suối thì lội suối, gặp dốc thì leo dốc. Về sau người đó nói chuyện với anh em Việt Nam rằng: "Được gặp Hồ Chí Minh lần đầu nói chuyện nửa giờ, học được bài học làm người yêu nước, làm người cách mạng, và thấm thía hơn, học được bài học làm người".

    Ngày 20/5/1948 trên rừng Việt Bắc, bấy giờ Hồ Chí Minh 58 tuổi đã là Chủ tịch Nước. Lúc đó trên báo chí và trong dân gian đã xuất hiện cách gọi "cha già dân tộc" nhưng bản thân Hồ Chí Minh không bao giờ chấp nhận cách gọi đó. Lúc ấy Bác nhận được tin có cụ Phùng Lục ở Ứng Hòa (trước thuộc Hà Tây) đến tuổi thượng thọ nhưng bảo con cháu làm một lễ kỷ niệm giản dị, số tiền định để tổ chức linh đình, 500 đồng lúc bấy giờ khá lớn, cụ đem ủng hộ vào quỹ kháng chiến. Hồ Chí Minh viết thư gửi cụ trong đó có hai câu "Cháu, Hồ Chí Minh, và Chính phủ, kính chúc cụ tuy cao tuổi nhưng luôn mạnh khỏe đề kêu gọi con cháu ra sức tham gia kháng chiến kiến quốc" và "Cháu xin gửi cụ lời chào thân ái và quyết thắng, Hồ Chí Minh".

    Đó là một bức công thư, ngay hôm sau được đăng trên báo Cứu quốc, phát trên đài tiếng nói. Người khi còn là Nguyễn Ái Quốc có nói "trăm điều phải có thần linh pháp quyền" đã viết một văn bản pháp quyền thắm đượm tình người như vậy.

    Sau CM tháng Tám, khi đã có nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh thường gửi huy hiệu của mình cho những người có thành tích, làm những việc có ích cho dân. Cuối năm 1946, Bác cũng gửi huy hiệu tặng lễ tốt nghiệp khóa đầu Trường lục quân Trần Quốc Tuấn, đào tạo những cán bộ sĩ quan cấp đại đội, tiểu đoàn cho kháng chiến chống Pháp. Và bác đã chọn gửi chiếc huy hiệu thứ 16 của mình cho học viên Vương Quỳnh Anh, là người đứng bét trong gần 300 người tốt nghiệp năm ấy với điểm 5,3 trên 10.

    Năm 1963, Bác tiếp đoàn quân sự tỉnh Bình Trị Thiên, trong đó có Thiếu tương Dương Bá Nuôi, một người chỉ huy có nhiều công tích. Anh là con quan nhà giàu nên vẫn còn mặc cảm về thành phần giai cấp của mình. Biết chuyện, Hồ Chí Minh
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...