Sách Mười lẻ một đêm – Hồ Anh Thái

Thảo luận trong 'Sách Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vào trang nhất, tác giả “rào”: “Đôi khi đọc sách cũng là dịp thử thách lòng kiên nhẫn. Sách dở thì thử thách lòng khoan dung”. Xét về nghề, chủ quan cho rằng, Hồ Anh Thái đã ở ngoài chuyện hay – dở, nhưng Mười lẻ một đêm vừa thử thách lòng kiên nhẫn, vừa thử thách lòng khoan dung. Không phải nói về cuốn sách, mà nói về những điều trong cuốn sách.
    [​IMG]
    Có người đọc xong bảo: Mười lẻ một đêm buồn cười lắm, cười từ đầu đến cuối – đời cười! Quả vậy. Một người đàn ông, một người đàn bà, vì một lý do hết sức quái chiêu đã bị nhốt trên tầng 6 chung cư. Điện thoại nhiễu thông, rồi hết pin. Đành ngồi kể chuyện cho nhau nghe. Và 1.001 câu chuyện đời nay được tác giả kéo màn. Một người đàn ông, một người đàn bà, một bà mẹ “mười hai bến nước”, một thằng choai choai, một ông “víp”, một cậu bé “người cá” sinh ra để gắn với chiếc xe lăn. Sáu nhân vật, sáu mặt của khối rubic, tác giả khéo xoay, khéo “đá” ngang tạt dọc, thành đủ thứ chuyện. Từ hội thảo quốc tế đến “hội thảo” mua trang trại của các mệnh phụ phu nhân. Từ “bãi cò” của mấy cô cậu sinh viên vào đến chân tượng đài chiến thắng của nhà văn hóa lớn. Từ ông “víp” từng xuất hiện trên ti vi cho đến thằng choai choai đầu nửa xanh nửa đỏ Chuyện to, chuyện nhỏ đan cài vào nhau, đọc mà thấy ngả nghiêng. Ngả nghiêng vì cười, ngả nghiêng vì tất cả ngả nghiêng! Thoáng đôi lúc thấy tác giả đanh đá, thoáng đôi lúc thấy tác giả đùa dai, thoáng đôi lúc cả thấy tác giả “quá quắt” lắm! Nhưng ngẩng đầu khỏi trang sách, nhìn ra quanh đời, lại thấy cái đanh đá, đùa dai, quá quắt kia còn là văn học!
    Mười lẻ một đêm được viết bằng giọng hài hước chủ đạo. Thậm chí có đoạn được lồng vào cả “truyện cười dân gian”. Câu văn thụt thò, dài ngắn, có chủ đích. Chương một, chương hai cái nghiêng ngả còn “liu riu”, rồi cái sự ngả nghiêng cứ tăng dần. Đến chương bảy – chuyện về nhà văn hóa lớn, nó trở nên “căng nhức”. Nhiều độc giả cảm thấy ngột ngạt. Thế là đủ. Vào chương tám, bầu trời câu chuyện bắt đầu kéo mây. Nao lòng với nhân vật thằng bé “người cá”. Thằng bé sinh ra với hai cẳng chân dính tịt vào nhau. Một hiện thân của sự trả báo đầy vô lý chăng? Nó gắn mình với xe lăn, với những phương tiện kỹ thuật hiện đại nhất có thể. Và nó mơ những giấc mơ cổ tích. Giọng hài hước không còn nữa. Thế giới buông chùng. Độc giả cúi đầu bên giường bệnh của thằng bé những phút cuối cùng. Giữa thế giới ngả nghiêng kia, cổ tích phải cuốn gói ra đi đến một vùng trời khác. Như người cá, không thể thở chung một buồng phổi với chúng sinh.
    Theo dõi Hồ Anh Thái bấy nay, có thể xếp Mười lẻ một đêm vào dòng “hậu Ấn Độ” của tác giả này. Không “hiền hòa” như những câu chuyện văn hóa viễn xứ nữa, tác giả dũng cảm – phải dùng chữ dũng cảm, nhảy thẳng vào những ngổn ngang của đời sống hôm nay. Sau tiểu thuyết nhiều dư luận Cõi người rung chuông tận thế cách đây đôi năm, Mười lẻ một đêm vẫn không phụ lòng bạn đọc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...