Tiểu Luận Mục tiêu và phương hướng phát triển nguồn nhân lực

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/2/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    - Nguồn nhân lực (NNL): NNL theo nghĩa rộng được hiểu như nguồn lực con người, là một bộ phận của các nguồn lực giống như các nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính cần được huy động, quản lý để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định.Theo định nghĩa của LHQ: nguồn nhân lực là trình độ lành nghề là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong mét cộng đồng. Khác với các nguồn lực vật chất, tài chính, con người có cảm giác, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra tại môi trường nơi họ sống, làm việc, họ có thể tự quyết định và hành động theo ý mình do đó việc quản lý và sử dụng con người khó khăn hơn rất nhiều so với việc quản lý và sử dụng các nguồn lực vật chất và tài chính khác.
    - Lực lượng lao động (LLLĐ): là một bộ phận của NNL, bao gồm những người trong độ tuổi lao động đang làm việc và những người chua làm việc có nhu cầu việc làm. Đây là những người mà nền kinh tế có thể huy động và phải giải quyết việc làm. LLLĐ không bao gồm những người đang đi học, làm nội trợ, mất khả năng lao động và không có nhu cầu làm việc. Tỷ lề tham gia LLLĐ trong tổng dân số trong tuổi lao động khác nhau giữa nam- nữ, thanh thị – nông thôn, trình độ phát triển KH-XH các quốc gia (vùng) càng nghèo thì tỷ lệ tham gia LLLĐ càng cao và ngược lại.
    - Phát triển nguôn nhân lực (PTNNL): phát triển NNL của một quốc gia(một vùng lãnh thổ) là tạo ra sự biến đổi số lượng và chất lượng về mặt thể lực, trí lực, kỹ năng, kiến thức, tinh thần của từng con người lao động, tạo lập một cơ cấu đội ngò nhân lực hợp lý và sử dụng năng lực của con người cùng với đội ngò của họ vì sự tiến bộ kinh tế, xã hội
    Theo F.M.Harbison, tốc độ tăng nhu cầu lao động có kỹ thuật phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) vì trong mét chu kỳ dài, tốc độ tăng việc làm cần lao động đã qua đào tạo (nhu cầu lao động có kỹ thuật) thường tăng gấp 2-3 lần tốc độ tăng của GDP.


    Trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội IX của Đảng. Phát huy sức mạnh toàn dân téc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng ta chỉ rõ: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp
    Mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 là: “Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt chất lượng đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân. Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại

    Để thực hiện đường lối kinh tế và mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế 10 năm (2001-2010) và kế hoạch 5 năm (2001-2005) cần có những bước đi phù hợp với nhiều biện pháp thích hợp đối với NNL và đặc biệt chúng ta cần phải quan tâm đến kế hoạch phát triển NNL cho thời kỳ tới mới có thể tạo ra những bước đi đúng đắn cho việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước phù hợp với quá trình phát triển của khu vực và thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...