Thạc Sĩ Mục tiêu quản lý hành chính công đối với TCDN?

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trả lời:
    - QLHCC đối với TCDN là việc NN sử dụng quyền lực công để tác động và điều chỉnh các hoạt động, các quan hệ tài chính của DN trong nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu đã định của NN trong từng thời kì.
    - Mục tiêu chủ yếu của QLHCC đối với TCDN:
    + thiết lập môi trường pháp lý lành mạnh khuyến khích sự ra đời và phát triển của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế; định hướng và điều chỉnh các hoạt động, các quan hệ tài chính của các doanh nghiệp theo đúng mục tiêu của NN trong từng thời kì.
    + bảo vệ các hoạt động tài chính hợp pháp của DN, đảm bảo các DN cạnh tranh lành mạnh theo đúng quy định của pháp luật, chống tiêu cực tài chính ở các DN.
    Để đảm bảo vấn đề này, 3/12/2004, quốc hội ban hành luật cạnh tranh, có hiệu lực từ năm 2005. đây là một văn bản luật đồ sộ và có vai trò quan trọng cho việc định hướng cho nền kinh tế thị trường ngày càng phức tạp ở nước ta, hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo công bằng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc quản lí cạnh tranh được thực hiện bởi cục quản lí cạnh tranh. Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều vi phạm pháp luật cạnh tranh vẫn bình yên vô sự. năm 2008 đã liên tiếp xảy ra các vụ việc khá điển hình về các vi phạm trên như vụ Hiệp hội Thép Việt Nam ra nghị quyết ấn định giá bán (yêu cầu các thành viên 13,7- 14 triệu đồng/tấn thép), vụ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam thống nhất nâng mức phí bảo hiểm lên 3,95%/năm cho tất cả các đối tượng khách hàng. Cục quản lí cạnh tranh vẫn chưa có quyết định xử phạt nào đối với các trường hợp trên.
    + đảm bảo công bằng và bình đẳng về chính sách tài chính đối với các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên cơ sở giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
    26/10/2009, thủ tướng chính phủ ra quyết định 1715/QĐ –TTg, phê duyệt đề án đổi mới quản lí nhà nước đối với các doanh nghiệp theo hướng không phân biệt hình thức sở hữu và điều chỉnh quản lý, hoạt động, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cam kết gia nhập WTO. Một trong những quan điểm của Đề án này là đảm bảo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp khi điều chỉnh quan hệ giữa nhà nước với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp khu vực tư nhân khác trong kinh tế thị trường; tách bạch quản lý nhà nước với quản lý của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước cả về nội dung, phương thức quản lý, tổ chức bộ máy và triển khai thực hiện.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...