Chuyên Đề Mục tiêu, quan điểm và các yêu cầu về đổi mới tổ chức viện kiểm sát nhân dân nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN NƯỚC TA HIỆN NAY
    1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
    Trong thời kỳ đổi mới, vấn đề cải cách tư pháp, mà cụ thể là đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nói riêng là điều tất yếu nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ đạo. Nội dung đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân được đề cập trong một số Văn kiện của Đảng trong những năm gần đây như sau:
    Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 (khóa VII) của Đảng nêu rõ:
    Tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp .
    Về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, làm tốt hơn nữa công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Nghiên cứu sắp xếp tổ chức hợp lí, xây dựng qui chế hoạt động kiểm sát trong lĩnh vực hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính. Tập trung làm tốt chức năng công tố, bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện và xử lí‎ nghiêm minh và kịp thời [8].
    Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã xác định những nội dung cơ bản về cải cách tư pháp đối với các cơ quan tư pháp, đó là:
    Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật làm cơ sở cho tổ chức và hoạt động của hệ thống các cơ quan tư pháp, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều phải xử lí, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp. Phân định lại thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân, từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp huyện. Đổi mới tổ chức, hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp [9].
    Tiếp tục phát triển, cụ thể hóa quan điểm của Đảng, trong Văn kiện Đại hội lần thứ VIII về đổi mới tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp, Nghị quyết Hội nghị trung ương 3 (khóa VIII) đã đề cập đến yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân theo hướng: Nâng cao chất lượng hoạt động của Viện kiểm sát theo chức năng qui định trong Hiến pháp, tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
    Có thể nói, những nội dung cải cách tư pháp lần đầu tiên được đề cập tương đối toàn diện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02 tháng 01 năm 2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trong tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, trong đó có nhiều nội dung có liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. Cụ thể là:
    Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội, xử lí kịp thời những trường hợp sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác .
    Tăng cường công tác kiểm sát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cần bắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạm giam; phát hiện và xử lí kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt giữ. Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình.
    Sau ba năm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, nhiệm vụ cải cách tư pháp ở nước ta đang đứng trước nhiều thách thức, trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, trước yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi phải ban hành và thực hiện một chiến lược cải cách tư pháp phù hợp với quá trình đổi mới chung của đất nước. Vì vậy, ngày 02 tháng 6 năm 2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Nội dung Nghị quyết đã đề cập một cách toàn diện mục tiêu, quan điểm cải cách tư pháp, phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...