Luận Văn Mục tiêu phát triển xuất nhập của việt nam thời kỳ 2011 - 2020

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
    (dự thảo - sửa đổi, bổ sung 2001) đã xác định: Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng
    tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế
    tri thức; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn
    kết chặt chẽ công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ. Bảo vệ môi trường là trách
    nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp chặt giữa ngăn ngừa, khắc
    phục ô nhiễm đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển “năng lượng sạch”,
    “sản phẩm sạch” và “tiêu dùng sạch”. Thực hiện các giải pháp ứng phó với quá
    trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
    Mục tiêu tổng quát là phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, xây dựng đất nước ta trở
    thành nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN.
    Đại hội Đảng lần thứ XI sẽ quyết định chiến lược phát triển kinh tế xã hội
    2011 – 2020, dự thảo lần cuối là chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá,
    hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây
    dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng XHCN. Trong đó, đã
    xác định mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
    nghiệp theo hướng hiện đại. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7 – 8%/năm.
    GDP nă m 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần năm 2010. GDP bình quân
    đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 300 – 3.200 USD. Tỷ trọng các ngành công
    nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao đạt
    khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm
    khoảng 40% trong tổng GTSX công nghiệp. Yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp
    vào tăng trưởng ít nhất đạt 35%. Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5 –
    3%/năm; thực hành tiết kiệm sử dụng mọi nguồn lực. Tốc độ tăng dân số ổn định
    ở mức 1,1%.
    Báo cáo Chính trị Đại hội XI của Đảng (Dự thảo) đã xác định phương
    hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm đầu của thời kỳ chiến lược (2011 -2015), đề ra các mục tiêu phấn đấu chủ yếu : Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5
    năm 2011 – 2015: 7,5 – 8%/năm; năm 2015 GDP bình quân đầu người 2.100
    USD, gấp 1,7 lần năm 2010, năng suất lao động gấpo 1,5 lần năm 2010; kim
    2
    ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến nă m
    2020 cân bằng được xuất nhập khẩu; tốc độ tăng dân số dưới 1%.
    Phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 0- 2020 phải góp phần quan trọng th
    các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã được xác định trong (dự thảo)
    các văn kiện Đại hội XI của Đảng nêu trên. Đồng thời, việc xác định các mục tiêu
    phát triển xnka phải phù hợp với bối cảnh quốc tế và trong nước thời kỳ tới, phù
    hợp với năng lực phát triển hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy, việc nghiên cứu
    chuyên đề khoa học nàynhằm cung cấp cơ sở khoa học cho viẹc xác định các mục
    tiêu phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020 là rất cần thiết.
    Nội dung chuyên đề được trình bày trong 3 phần:
    I.- Triển vọng phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ đến nă m 2020
    II.- Các mục tiêu phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ đến năm 2020
    III.- Những điều kiện cơ bản đảm bảo cho việc thực hiện các mục tiêu chiến
    lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2011 – 2020.
    Dưới đây là nội dung chuyên đề.
    3
    I.- TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT
    NAM THỜI KỲ ĐẾN NĂM 2020
    1. Bối cảnh thế giới và khu vực trong 5 – 10 năm tới tác động đến xuất
    nhập khẩu của Việt Nam.
    - Quốc tế hoá mọi mặt của đời sống quốc tế sẽ tiếp tục tiến triển nhưng sẽ
    có những điều chỉnh về hướng và lĩnh vực qui mô hoạt động kinh tế toàn cầu bị
    giảm sút do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, sẽ phục hồi. Lộ trình thúc
    đẩy tự do hoá thương mại có thể bị chậm lại một cách tương đối. Chủ nghĩa bảo
    hộ đang trỗi dậy, các rào cản thương mại mới ngày càng tinh vi; nhưng ít có khả
    năng đảo ngược được qui trình tự do hoá thương mại.
    - Trên thế giới, bên cạnh xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác cùng có lợi
    tiếp tục chiếm ưu thế là là tiền đề để phát triển xuất nhập khẩu của quốc gia thì
    nguy cơ xảy ra chiến tranh năng lượng, chạy đua hạt nhân, các xung đột sắc tộc,
    tôn giáo, lãnh thổ, tranh giành về tài nguyên, khủng bố quốc tế có thể gia tăng.
    Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường trở thành thách thức ngày càng lớn.
    Toàn cầu hóa tiếp tục phát triển về qui mô, mức độ và hình thức biểu hiện. Các tập
    đoàn kinh tế xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. Sau cuộc khủng hoảng tài
    chính và suy toái kinh tế toàn cầu vừa qua, các nước đang đẩy mạnh tái cấu trúc
    nền kinh tế theo hướng gắn chặt phát triển kinh tế tri thức với phát triển “kinh tế
    xanh”, chú trọng chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững, thương mại dịch
    vụ sẽ được chú trọng phát triển hơn thương mại hàng hóa. Song song với toàn cầu
    hoá chủ nghĩa khu vực sẽ phát triển mạnh h ơn nhiều khả năng trào lưu các nước
    đẩy mạnh liên kết khu vực v à song phương, đặc biệt l à b ùng nổ các thoả thuận tự
    do hoá thương mại song phương CBFFTA.
    Tương quan sức mạnh của các nền kinh tế và cục diện phát triển toàn cầu
    thay đổi nhanh với sự xuất hiện của các liên kết mới, độ rủi ro và bất định của nền
    kinh tế thế giới còn rất lớn. Cấu hình của nền kinh tế và thương mại thế giới đang
    khác trước, sự phát triển của các chuỗi giá trị toàn cầu đang làm cho quan hệ trao
    đổi thương mại quốc tế ngày càng khác với truyền thống.
    - Trung Quốc sẽ tiếp tục lớn mạnh rất nhanh, thế lực ảnh hưởng ngày càng
    lớn, đang sử dụng công cụ tiền tệ để gia tăng áp lực đối với các nền kinh tế khác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...