Tiểu Luận Mục tiêu của ASXH, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Mục tiêu của ASXH, các biện pháp thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đó


    1) Mục tiêu
    Con người muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải đáp ứng được nhu cầu tối thiểu như ăn, mặc, ở . Để thỏa mãn nhu cầu đó con người cần phải tạo ra những sản phẩm cần thiết. Việc thỏa mãn nhu cầu lại phụ thuộc vào khả năng lao động của con người. Tuy nhiên trong suốt cuộc đồi không phải lúc nào con người cũng có thể lao động được, cuộc sống luôn đối mặt với những khó khăn, rủi ro, bất hạnh làm mất hoặc hạn chế thu nhập. Những điều kiện không thuận lợi đã làm cho một bộ phân con người cần phải có sự giúp đỡ nhất định để đảm bảo cuộc sống bình thường. Do đó an sinh xã hội ra đời nhằm mục tiêu tạo ra một “ vỏ bọc”, một sự che chở đảm bảo về vật chất, tinh thần và các dịch vụ xã hội mà nhà nước, cộng đồng dân cư, nhóm người hay một tổ chức ( gồm các cá nhân, tập thể hay cộng đồng) tạo nên. Nó mang lại cho những đối tượng nghèo, yếu thế, các đối tượng gặp rủi ro bất thường các điều kiện cơ bản khi họ đối diện với khó khăn, thách thức. Dưới góc độ kinh tế an sinh xã hội còn là công cụ phân phối lại thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng.
    2. Để đạt được những mục tiêu trên thì hoạt động cần phải làm đó là:
    Trước hết cần tạo ra một hệ thống mạng lưới hệ thống an sinh xã hội rộng khắp, cơ cấu chặt chẽ để không bỏ lọt bất cứ đối tượng nào khi có biến cố xảy ra. Hệ thống an sinh xã hội cần huy động được sự tham gia của toàn xã hội, thể hiện sự san sẻ và trách nhiệm của cộng đồng trước rủi ro, khó khăn của đồng loại.
    Ngày nay với xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề về an sinh xã hội không còn là vấn đề của riêng một lãnh thổ, một quốc gia mà đó là sự san sẻ giúp đỡ lẫn nhau của toàn bộ thế giới thông qua các hoạt động viện trợ, cứu trợ các thảm họa do đó các quốc gia cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau để có thể phối hợp nhịp nhàng, ứng phó nhanh nhất với các biến cố.

    II- Vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực thi các chính sách ASXH

    2.1. Kết hợp chính sách ASXH với chính sách xóa đói giảm nghèo
    2.1.1. Chính sách xóa đói giảm nghèo
    - Đói nghèo: được hiểu là sự thiệt hại những điều kiện tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư, đói nghèo gồm hai khái niệm cơ bản:
    ã Nghèo tuyệt đối: là tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để duy trì cuộc sống, tiếp cận những nhu cầu, các vấn đề về dinh dưỡng, giáo dục và các dịch vụ y tế. Việc xác định một đối tượng là nghèo hay không phải dựa trên chuẩn nghèo của quốc gia và của thế giới.
    ã Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư, một cá nhân có thu nhập thấp hơn mức thu nhập, mức sống trung bình của xã hội, do đó học thiếu cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để tiêu dùng và dễ bị tổn thương khi gặp rủi ro.
    - Xóa đói giảm nghèo: là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay là của chính những đối tượng thuộc diên nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khói tình trạng thu nhập, không đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia.
    - Quan điểm về xóa đói giảm nghèo trong ASXH:
    ã Xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách ASXH của mỗi quốc gia. Cùng với các chính sách khác tạo nên một mạng lưới toàn diện bảo vệ cho các thành viên xã hội.
    ã Xóa đói giảm nghèo góp phần đảm bảo ASXH một cách lâu dài và bền vững.

    ã Xóa đói giảm nghèo xét về lâu dài góp phần làm giảm gánh nẵng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH
    ã Xóa đói giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...