Thạc Sĩ Mực nước biển ven bờ Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận án

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
    Biển có vị trí hết sức quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh quốc phòng của Việt Nam. Vùng biển và ven biển có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng rất thuận lợi để đầu tư phát triển kinh tế. Tuy nhiên, biển luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây nên những thảm họa thiên tai nguy hiểm như: bão, nước dâng do bão, sóng lớn, mực nước biển dâng dị thường .
    Trong chế độ động lực tại vùng ven bờ biển, mực nước là một yếu tố đóng vai trò cực kỳ quan trọng ảnh hưởng một cách trực tiếp tới nhiều hoạt động kinh tế kỹ thuật của con người. Việc nghiên cứu đặc điểm biến thiên mực nước biển ven bờ Việt Nam là một trong những nhiệm vụ cấp thiết cần phải được triển khai nghiên cứu phục vụ cho công tác quy hoạch, quản lý và phát triển kinh tế biển, đảm bảo an ninh quốc phòng.
    2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
    Mục tiêu nghiên cứu:
    Xác định đặc điểm của dao động mực nước biển ven bờ Việt Nam; tính toán mực nước cực trị tần xuất hiếm cho từng đoạn bờ và rút ra những đặc trưng thống kê quan trọng về mực nước biển dựa trên số liệu thực đo.
    Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Thu thập số liệu mực nước từng giờ tại các trạm khí tượng hải văn ven bờ, hải đảo và các trạm thủy văn cửa sông ven biển đặc trưng cho các vùng bờ khác nhau;
    - Nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp và tiến hành phân tích, tính toán các đặc trưng thống kê của mực nước biển ven bờ Việt Nam;
    - Phân tích phổ mực nước tại các trạm Hải văn ven bờ và hải đảo Việt Nam;
    - Phân tích cực trị, tính toán mực nước cực trị thiết kế; cực trị thủy triều tại các trạm thủy-hải văn ven bờ biển Việt Nam;
    - Nghiên cứu dao động dâng, rút của mực nước biển ven bờ biển Việt Nam.
    3. Phạm vi nghiên cứu của luận án
    - Đối tượng nghiên cứu: Mực nước biển ven bờ Việt Nam.
    - Phạm vi nghiên cứu: Ven bờ biển Việt Nam; tập chung phân tích, tính toán dựa trên số liệu thực đo mực nước biển tại các trạm dọc bờ và hải đảo Việt Nam.
    - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp phân tích, thống kê phổ dụng áp dụng trong nghiên cứu mực nước biển.
    4. Điểm mới của luận án
    a) Cải tiến sơ đồ phân tích hằng số điều hòa thủy triều chi tiết nhằm khắc phục nhược điểm cơ bản của các sơ đồ phân tích truyền thống, đó là tính tới sự biến thiên với thời gian của các đại lượng thiên văn [​IMG][​IMG] của mỗi sóng thủy triều thành phần. Điều này nâng cao độ chính xác trong phân tích điều hòa thủy triều, chương trình phân tích đã xây dựng theo sơ đồ này có tính mềm dẻo, vạn năng và độ chính xác cao.
    b) Áp dụng đồng thời 9 phương pháp ước lượng tham số phân bố tiệm cận của bộ chương trình phân tích cực trị EXTREM do Tổ chức khí tượng thế giới khuyến cáo sử dụng để ước lượng các mực nước thiết kế tần suất hiếm một cách tin cậy trong điều kiện số liệu quan trắc hạn chế ở nước ta. Vì vậy các giá trị mực nước cực trị thiết kế mà luận án đưa ra có có độ tin cậy khá cao định hướng cho các tính toán phục vụ sản xuất.
    c) Lần đầu tiên đưa ra những đặc trưng thống kê cơ bản về dao động dâng, rút mực nước biển tại ven bờ Việt Nam dựa trên số liệu thực đo. Những kết quả này có thể sử dụng trong nghiên cứu các quy luật biến động mực nước phi tuần hoàn góp phần nâng cao độ chính xác trong dự báo mực nước biển và là giá trị tham khảo tốt cho những người nghiên cứu mô phỏng số nước dâng do bão và gió mùa mạnh.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của luận án là những đặc trưng thống kê quan trọng về mực nước biển ven bờ Việt Nam dựa trên số liệu thực đo. Đây sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác hoạch định các chính sách quản lý, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng.
    6. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục nội dung của luận án được trình bày trong bốn chương:
    Chương 1. Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng tới đặc điểm biến động mực nước biển và tình hình nghiên cứu
    Chương 2. Các phương pháp nghiên cứu mực nước biển
    Chương 3. Phân tích thống kê mực nước biển
    Chương 4. Dao động dâng rút mực nước biển
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...