Thạc Sĩ Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Thích ứng có vai trò rất quan trọng, giúp con người tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội, để hình thành và phát triển nhân cách của mình, con người phải không ngừng hoạt động. Muốn thực hiện tốt một hoạt động, con người phải có sự thâm nhập vào điều kiện của hoạt động, phải có sự thay đổi trên hai mặt: mặt tâm lí với việc hình thành, phát triển những cấu tạo tâm lí cần thiết và mặt hành vi với việc hình thành những phương thức hành vi mới, nhằm đảm bảo cho hành vi và hoạt động của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động - nghĩa là phải thích ứng với hoạt động. Có thể nói, hiệu quả, chất lượng hoạt động, hoàn thiện nhân cách con người phụ thuộc trực tiếp vào mức độ thích ứng của cá nhân con người trong hoạt động.
    1.2.- Hoạt động dạy học là một hoạt động trọng tâm, hoạt động quan trọng nhất của nhà trường trong việc đào tạo học sinh, đồng thời dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất, chuẩn tắc nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động dạy học chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục, chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Cho nên trong trường học khi nói đến hiệu quả giáo dục là nói đến hiệu quả hoạt động dạy học và nói đến tăng cường hiệu quả quản lý trường học là nói đến tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng. Nhiệm vụ của nhà trường nói chung, hoạt động dạy học nói riêng được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một mặt là nội lực của người giáo viên Tiểu học (năng lực và phẩm chất của giáo viên), mặt khác (ảnh hưởng trực tiếp) là quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, quyết định tới hiệu quả quản lý trong nhà trường.
    - Giáo dục tiểu học là bộ phận quan trọng, là nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục tiểu học là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [72]. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của trường tiểu học là “tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình phổ thông cấp tiểu học”. Quản lý trường tiểu học thực chất là quản lý một tiểu hệ thống xã hội mang dấu ấn đặc trưng của quản lý quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục và động thời là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Thích ứng nhanh với hoạt động quản lý dạy học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học thích nghi với điều kiện, yêu cầu của hoạt động quản lý dạy học, từ đó giúp hiệu trưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lý dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học. Vì vậy nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy học trong trường tiểu học.
    1.3. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế [21, tr.131]. Đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đứng trước đòi hỏi đổi mới, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi người hiệu trưởng tiểu học phải kịp thời thích ứng với hoạt động quản lý nói chung, quản lý dạy học nói riêng.
    1.4. Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, còn ít đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề hiệu trưởng tiểu học ở Việt Nam thích ứng như thế nào với hoạt động quản lý dạy học cũng như biện pháp nâng cao mức độ thích ứng của của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao mức độ thích ứng hoạt động quản lý dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
    3. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    - Khách thể điều tra khảo sát thực trạng: 173 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 10 năm; 156 người cán bộ quản lý (hiệu phó, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn) và giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Nghệ An.
    - Khách thể thực nghiệm: 27 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 5 năm.
    3.3. Giới hạn nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các biểu hiện, mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
    - Khách thể và địa bàn nghiên cứu: Hiệu trưởng các trường tiểu học tỉnh Nghệ An có thâm niên hiệu trưởng dưới 10 năm.
    - Nội dung nghiên cứu: Hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học gồm ba nội dung: quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý hoạt động học của học sinh và quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học. Đề tài giới hạn chỉ nghiên cứu mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học đối với quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên.
    4. Giả thuyết khoa học
    - Mức độ chủ động, tích cực thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi đáp ứng yêu cầu quản lý dạy học là chưa cao, dẫn đến thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của các hiệu trưởng tập trung ở mức trung bình. Có sự khác biệt về mức độ và biểu hiện thích ứng hoạt động quản lý dạy học ở các hiệu trưởng có thâm niên quản lý khác nhau, giới tính khác nhau.
    - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố là không giống nhau, trong đó có ảnh hưởng nhiều nhất là kinh nghiệm quản lý của hiệu trưởng tiểu học và ý thức tự rèn luyện bản thân của hiệu trưởng tiểu học.
    - Cung cấp những tri thức cơ bản về hoạt động quản lý của hiệu trưởng tiểu học và tổ chức rèn luyện kỹ năng quản lý dạy học cho hiệu trưởng tiểu học thì hiệu trưởng tiểu học sẽ nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học.
    5. Nhiệm vụ nghiên cứu
    5.1. Làm rõ các khái niệm công cụ: thích ứng, hoạt động quản lý dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý dạy học, biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
    5.2. Khảo sát thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng, các yếu tố ảnh hưởng đến thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
    5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động nhằm nâng cao mức độ thích ứng đối với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học .
    6. Phương pháp nghiên cứu
    6.1. Phương pháp luận
    Việc nghiên cứu được tiến hành theo các nguyên tắc tiếp cận sau đây:
    - Nguyên tắc tiếp cận hoạt động: xem sự thích ứng như một phẩm chất tâm lý được hình thành, phát triển và biểu hiện trong hoạt động. Nghiên cứu thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học phải thông qua thực tiễn hoạt động quản lý dạy học của người hiệu trưởng tiểu học.
    - Nguyên tắc tiếp cận hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu (thích ứng hoạt động quản lý dạy học) với tư cách là một hệ thống cấu trúc, bao gồm các thành tố (nhận thức, thái độ, hành vi) có liên quan với nhau, quy định lẫn nhau, đồng thời nghiên cứu sự thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học trong mối quan hệ tương hỗ với các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.
    6.2. Các phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận
    - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp chuyên gia
    - Phương pháp phỏng vấn sâu
    - Phương pháp nghiên cứu điển hình (Case study)
    - Phương pháp trắc đạc xã hội học (Sociometrie)
    - Phương pháp giải quyết bài tập tình huống
    - Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm
    - Phương pháp kiểm tra độ tin cậy các con số phần trăm của Rolfludwic
    - Phương pháp thống kê toán học
    7. Đóng góp mới của đề tài
    7.1. Về mặt lý luận: Nghiên cứu lý luận về thích ứng với hoạt động quản lý (đặc biệt là nghiên cứu sâu về thích ứng với hoạt động quản lý dạy học) trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng chưa nhiều. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận tâm lý học về thích ứng, quản lý dạy học, thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, các biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học cùng các yếu tố ảnh hưởng tới nó.
    7.2. Về mặt thực tiễn, luận án đã xác định được thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hiện nay, các yếu tố ảnh hưởng tới thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.
    7.3. Luận án cũng đã đề xuất và tổ chức thực nghiệm có kết quả biện pháp tác động tâm lý sư phạm “Cung cấp tri thức về hoạt động quản lý dạy học và tổ chức rèn luyện về mặt hành vi quản lý của hiệu trưởng Tiểu học-rèn luyện các kỹ năng quản lý dạy học”- trong việc nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học. Biện pháp này có thể áp dụng trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học, từ đó nâng cao chất lượng quản lý dạy học trong nhà trường tiểu học.
    8. Cấu trúc luận án
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận tâm lý học về thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
    Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Kết quả nghiên cứu mức độ thích ứng với họa động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tài liệu tiếng Việt
    1. Thanh An (2007), "Chân dung hiệu trưởng mẫu mực", Báo Giáo dục thời đại, (số đặc biệt).
    2. Đỗ Ngọc Bích (1989), Cải tiến công tác kiểm tra quá trình dạy học và giáo dục của hiệu trưởng trường PTCS , Luận án Phó tiến sĩ KHGD, Đại học Sư phạm Hà Nội.
    3. Ninh Văn Bình (2008) Biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.
    4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Chương trình khung giáo dục đại học, cao đẳng khối ngành công nghệ, Hà Nội.
    5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2004), Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lý giáo dục tiểu học (2004), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy, 10-7-2006.
    7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường tiểu học, (Ban hành kèm theo quyết định số 51/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/08/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
    8. Nguyễn Văn Châu (2003), Những giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ Giáo dục học.
    9. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (2002), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    10. Võ Thị Minh Chí (2006), "Đánh giá mức độ thích nghi của học sinh một số trường tiểu học và trung học cơ sở", [I]Tạp chí Tâm lý học, (4).
    11. Daniel Goleman (2008), [I]Trí tuệ xúc cảm, Nxb Lao động - xã hội, (Nguyễn Kiến Giang dịch).
    12. Nguyễn Thị Thúy Dung (2009), [I]Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.
    13. Vũ Dũng (2006) [I]Giáo trình Tâm lý học quản lý, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
    14. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), [I]Từ điển Tâm lý học, Viện KHXH Việt Nam - Viện Tâm lý học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.
    15. Dự án Srem (2010), [I]Công nghệ thông tin trong trường học, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.
    16. Dự án Srem (2010), [I]Điều hành các hoạt động trong trường học, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.
    17. Dự án Srem (2010), [I]Giám sát, đánh giá trong trường học, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.
    18. Dự án Srem (2010),[I] Quản lý nhà nước về giáo dục, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.
    19. Dự án Srem (2010), [I]Quản trị hiệu quả trường học (2010), Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.
    20. Dự án Srem (2010), [I]Sơ lược lịch sử giáo dục Việt Nam và một số nước trên thế giới, Tài liệu dùng cho cán bộ quản lý trường phổ thông.
    21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), [I]Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
    22. Chu Văn Đức (2009), [I]Nghiên cứu sự thích ứng của phạm nhân với chế độ sinh hoạt và chế độ lao động tại trại giam, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học.
    23. Phan Thanh Giản (2011), [I]Uy tín của chủ tịch ủy ban nhân dân xã trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện KHXH Việt Nam.
    24. Golomostooc A. E (1979), [I]Quan niệm giáo dục và lý thuyết về sự thích ứng nghề nghiệp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    25. Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrichv (1992), [I]Những vấn đề cốt yếu của quản lý, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
    26. Harvard (2006), [I]Quyền lực, tầm ảnh hưởng và sức thuyết phục, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.
    27. Trịnh Thị Hồng Hà (2009), [I]Đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục.
    28. Phạm Minh Hạc (1983),[I] Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    29. Phạm Minh Hạc (1994), [I]Vấn đề con người trong sự nghiệp đổi mới, Hà Nội.[/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I][/I]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...