Tiến Sĩ Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    Trang
    MỞ ĐẦU 1

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TÂM LÝ HỌC VỀ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT
    ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌC
    7
    1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7
    1.2. Thích ứng 21
    1.3. Quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học 35
    1.4. Thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học 41

    Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60
    2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 60
    2.2. Tổ chức nghiên cứu 61
    2.3. Các phương pháp nghiên cứu 67
    2.4. Thang đánh giá mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của
    hiệu trưởng tiểu học 79

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ THÍCH ỨNG VỚI HOẠT
    ĐỘNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TIỂU HỌ
    C 83
    3.1. Đánh giá chung thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy
    học của hiệu trưởng tiểu học 83
    3.2. Phân tích thực trạng các biểu hiện mức độ thích ứng với hoạt động quản
    lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học 91
    3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy
    học của hiệu trưởng tiểu học 105
    3.4. Các chân dung điển hình về thích ứng hoạt động quản lý dạy học của
    hiệu trưởng tiểu học 119
    3.5. Kết quả thực nghiệm tác động 131
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 141
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
    PHỤ LỤC 156


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Thích ứng có vai trò rất quan trọng, giúp con người tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động và nâng cao hiệu quả hoạt động của con người. Để có thể tồn tại và phát triển trong xã hội, để hình thành và phát triển nhân cách của mình, con người phải không ngừng hoạt động. Muốn thực hiện tốt một hoạt động, con người phải có sự thâm nhập vào điều kiện của hoạt động, phải có sự thay đổi trên hai mặt: mặt tâm lí với việc hình thành, phát triển những cấu tạo tâm lí cần thiết và mặt hành vi với việc hình thành những phương thức hành vi mới, nhằm đảm bảo cho hành vi và hoạt động của cá nhân phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của hoạt động - nghĩa là phải thích ứng với hoạt động. Có thể nói, hiệu quả, chất lượng hoạt động, hoàn thiện nhân cách con người phụ thuộc trực tiếp vào mức độ thích ứng của cá nhân con người trong hoạt động.
    1.2.- Hoạt động dạy học là một hoạt động trọng tâm, hoạt động quan trọng nhất của nhà trường trong việc đào tạo học sinh, đồng thời dạy học được xem là con đường giáo dục cơ bản nhất, chuẩn tắc nhất để thực hiện mục đích giáo dục tổng thể. Hoạt động dạy học chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục, chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Cho nên trong trường học khi nói đến hiệu quả giáo dục là nói đến hiệu quả hoạt động dạy học và nói đến tăng cường hiệu quả quản lý trường học là nói đến tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng. Nhiệm vụ của nhà trường nói chung, hoạt động dạy học nói riêng được thực hiện tốt hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một mặt là nội lực của người giáo viên Tiểu học (năng lực và phẩm chất của giáo viên), mặt khác (ảnh hưởng trực tiếp) là quản lý dạy học của hiệu trưởng Tiểu học. Vì vậy, quản lý hoạt động dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, quyết định tới hiệu quả quản lý trong nhà trường.
    - Giáo dục tiểu học là bộ phận quan trọng, là nền móng trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu của giáo dục tiểu học là “giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” [72]. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của trường tiểu học là “tổ chức giảng dạy, học tập và hoạt động giáo dục đạt chất lượng theo mục tiêu, chương trình phổ thông cấp tiểu học”. Quản lý trường tiểu học thực chất là quản lý một tiểu hệ thống xã hội mang dấu ấn đặc trưng của quản lý quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lý, cải tiến các biện pháp quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục và động thời là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường. Thích ứng nhanh với hoạt động quản lý dạy học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học thích nghi với điều kiện, yêu cầu của hoạt động quản lý dạy học, từ đó giúp hiệu trưởng tiểu học chủ động, sáng tạo trong hoạt động quản lý dạy học và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý dạy học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong trường tiểu học. Vì vậy nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy học trong trường tiểu học.
    1.3. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nêu: Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đồng thời nhấn mạnh: Cần đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế [21, tr.131]. Đổi mới quản lý giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Đứng trước đòi hỏi đổi mới, để hoạt động quản lý đạt hiệu quả cao đòi hỏi người hiệu trưởng tiểu học phải kịp thời thích ứng với hoạt động quản lý nói chung, quản lý dạy học nói riêng.
    1.4. Nghiên cứu sự thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học hiện nay chưa được quan tâm đúng mức, còn ít đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề hiệu trưởng tiểu học ở Việt Nam thích ứng như thế nào với hoạt động quản lý dạy học cũng như biện pháp nâng cao mức độ thích ứng của của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Nghiên cứu và tìm ra biện pháp nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học sẽ giúp hiệu trưởng tiểu học nâng cao mức độ thích ứng hoạt động quản lý dạy học, từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường tiểu học.
    Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học".
    2. Mục đích nghiên cứu
    Làm rõ biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ thích ứng của hiệu trưởng tiểu học với hoạt động quản lý dạy học. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm các biện pháp nâng cao thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học.

    3. Đối tượng, khách thể và giới hạn nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng tiểu học
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    - Khách thể điều tra khảo sát thực trạng: 173 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 10 năm; 156 người cán bộ quản lý (hiệu phó, tổ trưởng, chủ tịch công đoàn) và giáo viên của các trường tiểu học tỉnh Nghệ An.
    - Khách thể thực nghiệm: 27 hiệu trưởng tiểu học có thâm niên làm hiệu trưởng dưới 5 năm.
     
Đang tải...