Luận Văn Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên hệ cao đẳng trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Để có thể đáp ứng được yêu cầu biến đổi của môi trường xã hội có
    tốc độ toàn cầu hóa ngày càng nhanh như hiện nay, mỗi cá nhân phải có
    khả năng thích ứng cao. Nhà trường giữ vị trí chủ chốt trong việc chuẩn bị
    cho thế hệ trẻ khả năng thích ứng tốt với cuộc sống luôn thay đổi, với
    những thử thách và cạnh tranh mạnh mẽ.
    Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đang đặc biệt chú trọng công tác đào
    tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
    nước. Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống đào tạo
    nguồn nhân lực phục vụ công cuộc đổi mới đất nước đang đứng trước yêu
    cầu nâng cao chất lượng đào tạo.
    Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội (ĐHCNHN) là trung tâm đào tạo
    cán bộ kỹ thuật cho phần lớn các tỉnh, thành trên cả nước. Việc chuyển
    môi trường học tập với nội dung, phương pháp khác hẳn trường phổ thông
    một cách nhanh chóng đòi hỏi sinh viên phải thích ứng cao mới có thể
    hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mình. Kết quả học tập, rèn luyện cho
    thấy, sinh viên của Trường ĐHCNHN chưa thích ứng tốt với việc học tập ở
    trường nên kết quả học tập chưa cao. Hơn nữa, ít có công trình nghiên cứu
    nào đi sâu về lĩnh vực thích ứng học tập của sinh viên hệ cao đẳng đặc biệt
    là sinh viên hệ cao đẳng được đào tạo theo hướng công nghệ, hướng ứng
    dụng, hướng thực hành như xu hướng đào tạo hiện nay của xã hội.
    Vì các lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Mức độ thích ứng với hoạt
    động học tập của sinh viên hệ cao đẳng Trường Đại học Công Nghiệp
    Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng mức độ thích ứng với hoạt
    động học tập của sinh viên hệ cao đẳng, đề xuất và thực nghiệm các biện
    pháp tác động sư phạm nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động học
    tập của sinh viên, qua đó nâng cao kết quả học tập của họ.
    2
    3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên.
    3.2. Khách thể nghiên cứu: 287 sinh viên và 153 cán bộ quản lý và giáo
    viên dạy kỹ thuật của Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
    3.3. Phạm vi nghiên cứu
    Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi nghiên cứu mức độ thích
    ứng với hoạt động thực hành môn học (HĐTHMH) của sinh viên hệ cao
    đẳng (SVHCĐ) Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
    4. Giả thuyết khoa học
    _ Sinh viên hệ cao đẳng Trường ĐHCNHN thích ứng ở mức độ chưa cao
    với hoạt động thực hành môn học. Trí thông minh, tính cách có ảnh hưởng
    tới mức độ thích ứng với hoạt động thực hành môn học của sinh viên.
    _ Nếu sử dụng biện pháp tác động nâng cao nhận thức và thái độ đối với
    hoạt động thực hành môn học thì sinh viên sẽ thích ứng tốt hơn với hoạt
    động thực hành môn học.
    5. Nhiệm vụ của đề tài
    5.1. Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan tới đề tài: vấn đề thích
    ứng, thích ứng tâm lý, hoạt động học tập, thích ứng với hoạt động học tập,
    thích ứng với hoạt động thực hành môn học.
    5.2. Xác định thực trạng việc thích ứng với hoạt động thực hành môn học,
    các yếu tố ảnh hưởng tới sự thích ứng với hoạt động thực hành môn học
    của sinh viên hệ cao đẳng Trường ĐHCNHN.
    5.3. Đề xuất và tổ chức thực nghiệm biện pháp tác động sư phạm nâng cao
    nhận thức, thái độ học tập nhằm nâng cao mức độ thích ứng với hoạt động
    thực hành môn học cho sinh viên.
    6. phương pháp nghiên cứu
    6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
    6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    3
    _ Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi.
    _ Phương pháp quan sát.
    _ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
    _ Phương pháp xây dựng chân dung, nghiên cứu điển hình.
    _ Phương pháp trắc nghiệm để đánh giá chỉ số IQ, tính cách của sinh
    viên.
    _ Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp nghiên cứu cơ bản của
    luận án.
    6.3. Nhóm phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu định lượng
    7. đóng góp mới của luận án
    Về mặt lý luận
    Luận án đã cụ thể hóa khái niệm thích ứng trong tâm lý học, xác định
    bản chất tâm lý của sự thích ứng tâm lý, các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ
    thích ứng với hoạt động thực hành môn học; xây dựng thang đo mức độ
    thích ứng với hoạt động thực hành môn học của sinh viên các trường công
    nghệ.
    Về mặt thực tiễn
    Luận án phát hiện thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động thực
    hành môn học; mối quan hệ giữa các yếu tố: chỉ số IQ, tính cách của sinh
    viên với mức độ thích ứng với hoạt động thực hành môn học của họ. Luận
    án cũng đã thực nghiệm thành công biện pháp sư phạm nhằm nâng cao
    mức độ thích ứng với hoạt động thực hành môn học cho sinh viên hệ cao
    đẳng, góp phần nâng cao kết quả học tập của sinh viên hệ cao đẳng Trường
    Đại học Công Nghiệp Hà Nội.
    8. cấu trúc của luận án
    Luận án bao gồm: Phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận, danh mục
    tài liệu tham khảo và phụ lục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...