Báo Cáo Mức độ đặc trưng của trà dược thảo và vai trò của các yếu tố tâm lý người tiêu dùng

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mức độ đặc trưng của trà dược thảo và vai trò của các yếu tố tâm lý người tiêu dùngTÓM TẮT

    ​Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá mức độ đặc trưng của trà dược thảo trong tương quan so sánh với trà truyền thống và trà hòa tan, đồng thời khảo sát mối quan hệ giữa thị hiếu người tiêu dùng với hình ảnh trà đặc trưng. Mẫu nghiên cứu là 40 sản phẩm trà túi lọc được chọn từ 3 phân nhóm: trà truyền thống (trà xanh ướp hương hoặc không ướp hương, trà oolong, trà đen), trà dược thảo, và trà hòa tan. Có ba thí nghiệm được tiến hành trong nghiên cứu này. Trong thí nghiệm thứ nhất, thí nghiệm phân nhóm tự do, ba mươi người thử được yêu cầu phân nhóm 40 mẫu trà vào bao nhiêu nhóm tùy ý, dựa vào sự giống nhau giữa chúng. Sau đó, trong thí nghiệm phân nhóm bắt buộc, họ lại được yêu cầu xếp các mẫu trà vào hai nhóm “trà” và “không phải trà”. Thí nghiệm thứ ba, thí nghiệm thị hiếu, được tiến hành trên một nhóm 49 người khác. Những người này được yêu cầu đánh giá mức độ chấp nhận, mức độ dễ chịu, và mức độ ưa thích cũng như mức độ đặc trưng và quen thuộc của từng mẫu trà trên một thang 9 điểm có cấu trúc (với điểm 1 tương ứng với mức thấp nhất, và điểm 9 là mức cao nhất đối với từng chỉ tiêu đánh giá). Kết quả cho thấy trà dược thảo không được đánh giá cao ở mức độ đặc trưng. Bên cạnh đó, hệ số tương quan cao giữa các yếu tố tâm lý và yếu tố thị hiếu cho thấy có sự ảnh hưởng của thị hiếu người tiêu dùng lên mức độ đặc trưng của trà dược thảo.
    ABSTRACT

    ​This study was conducted to assess the typicality of herbal teas in comparison with traditional teas and to investigate the relationship between consumers’ preferences and the typical tea model. The samples were 40 different tea products chosen from three subcategories: regular teas, herbal teas and instant teas. There were three experiments carried out in this study. In Free sorting task, thirty subjects were asked to sort freely the 40 teas in as many groups as they wanted, based on the similarity of the teas. Then, in Forced sorting task, they put the 40 teas in two groups “tea” or “not tea”. To identify the preferences of herbal teas, the group of 49 untrained subjects rated the hedonic factors (acceptance, pleasantness and liking) as well as the psychological factors (typicality, familiarity) on a structured 9-point scale. The results showed that the typicality degree of herbal teas was not as highly scored on typicality scale as the one of traditional teas was. Besides, the strong correlation coefficients between psychological and hedonic factors showed the significant effects of consumers’ preferences on the typicality of herbal teas.
     
Đang tải...