Báo Cáo Mức độ biểu hiện trí tuệ xúc cảm

Thảo luận trong 'Báo Chí' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Mức độ biểu hiện trí tuệ xúc cảm​

    Information

    TÓM TẮT


    Mở đầu: Trí tuệ xúc cảm là một thành tố trí tuệ mới được phát hiện vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Nó nhanh chóng nhận được sự chú ý của các nhà chuyên môn, đặc biệt là các nhà giáo dục, bởi ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm đối với sự thành công của con người. Con người thành đạt trong cuộc sống ngày nay không chỉ có kiến thức sâu rộng, khả năng sáng tạo mà còn cần phải có bản lĩnh để chế ngự các xung động, các cảm xúc trong tham gia, trong hợp tác, trong việc đưa ra các quyết định, kết hợp với sự thấu hiểu các diễn biến tâm lý, tình cảm của đối tác. Các nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm trên thế giới cho thấy rằng sự phát triển của trí tuệ xúc cảm làm cho kết quả học tập của học sinh tốt hơn. Vì vậy, trong những năm cuối của thế kỷ XX, ở các nước phát triển, người ta đã quan tâm nhiều đến xúc cảm của con người và việc giáo dục xúc cảm cho học sinh vì con người là yếu tố then chốt, cơ bản để phát triển xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người phù hợp với sự phát triển của xã hội, việc nghiên cứu về trí tuệxúc cảm của sinh viên là một trong những nội dung rất quan trọng của côngtác giáo dục trong nhà trường đại học hiện nay.



    Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu này dựa trên trên cơ sở khảo sát mức độ biểu hiện về trí tuệ xúc cảm ở các sinh viên, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển trí tuệ xúc cảm để nâng cao hiệu quả học tập và rèn luyện của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.


    Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu là 514 sinh viên với140 nam và 374 nữ. Nghiên cứu này được tiến hành theo các phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu để thiết lập cơ sở lý luận của đề tài, phương pháp trắc nghiệm dùng làm công cụ đo nghiệm trong công trình nghiên cứu, phương pháp thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học để xử lý số liệu thực nghiệm của đề tài.


    Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu đã xác định được các mức độ biểu hiện khác nhau về trí tuệ xúc cảm của sinh viên, đồng thời chỉ ra được 3 yếu tố cảm xúc trí tuệ vượt trội, đó là: năng lực thực hiện các trách nhiệm xã hội, năng lực tự khẳng định mình và năng lực giải quyết vấn đề.


    Kết luận: Theo các tiêu chí đánh giá về mức độ biểu hiện trí tuệ xúc cảm của sinh viên mà nghiên cứu đã đề ra, chúng ta nhận thấy rằng sự biểu hiện của các yếu tố cảm xúc trí tuệ của sinh viên chỉ ở mức độ trung bình. Do đó, việc giáo dục và phát triển trí tuệ xúc cảm cho sinh viên cần phải được đặc biệt


    chú trọng ngay từ năm thứ nhất, trong đó tất cả các kỹ năng quan trọng cần thiết cho sự phát triển các năng lực cảm xúc trí tuệ cần được phát triển hài hòa để nâng cao trí tuệ xúc cảm của sinh viên trong quá trình đào tạo.


    Từ khóa: Trí tuệ, xúc cảm, trí tuệ xúc cảm, năng lực về trí tuệ xúc cảm.



    ABSTRACT



    RESEARCH ON STUDENTS’ LEVEL OF EMOTIONAL INTELLIGENCE


    AT UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY IN HO CHI MINH CITY


    Huynh Thi Minh Hang * Y Hoc TP.Ho Chi Minh * Vol 14 - Supplement of



    No 1 - 2010: 1- 8



    Background: Emotional intelligence is one element which was just discovered at the beginning of 90s of 20th century. It has been quickly paid attention by the scientists, especially from the educators, thanks to the affection of emotional intelligence on people’s success. Today, people archieve in life, not only relying on their large knowledge and ability of creativeness but also on their capacity of controlling feelings and emotion in working, in co-operating and in making decisions together with their ability of reading the partners’ psychology and emotion. Studies on emotional


    intelligence on the world prove that emotional intelligence is one important aspect of people’s intelligence. The development of emotional intelligence helps improve students’s archievements in their study. Therefore, at the end of 20th century, in developed countries, people are more interested in emotion and emotional education as human resources as the main factor of social development. In order to carry out the mission of education and training in accordance with the growth of society, the study on emotional intelligence among students becomes one of the important contents in educational program in universities in present.


    Objectives: This study is based on researching students’ level of emotional intelligence, and thence solutions of developing emotional intelligence are suggested in order to improve their effectiveness in learning and practising, which helps raise the quality of education in the university.


    Methods: The sample of research consists of 514 students, including 140 males and 374 females. This research is carried out, relying on some methods: researching documents to form the methodology; using testing methods as scientific instruments to measure the capacities of emotional intelligence; and applying statistics method in scientific research to process data.


    Results: The research could define the different levels of students’ emotional intelligence and at the same time show 3 prominent elements of emotional intelligence, that is social responsibility, self-actualization and problem solving.


    Conclusion: According to the criteria of students’ emotional intelligence evaluation which the research suggests, we find out that students’ capacities of emotional intelligence are at average level. Therefore, the educating and developing emotional intelligence for students should be specially paid attention to right at the first year at the university, in which all the essential skills for growing the capacities of emotional intelligence need to be harmonously developed in order to enhance students’ emotional intelligence during the process of their education.


    Keywords: Intelligence, emotion, emotional intelligence, capacity of emotional intelligence.


    ĐẶT VẤN ĐỀ



    Trước đây, khi nói đến trí tuệ, người ta thường chú trọng đến mặt nhận thức mà quên rằng xúc cảm cũng là một mặt rất quan trọng của trí tuệ con người. Con người thành đạt trong cuộc sống ngày nay không chỉ có kiến thức sâu rộng, khả năng sáng tạo mà còn cần phải có bản lĩnh để chế ngự các xung động, các cảm xúc trong tham gia, trong hợp tác, trong việc đưa ra các quyết định, kết hợp với sự thấu hiểu các diễn biến tâm lý, tình cảm của đối tác.

    Trí tuệ xúc cảm là một thành tố trí tuệ mới được phát hiện vào đầu thập niên90 của thế kỷ XX. Nó nhanh chóng nhận được sự chú ý của các nhà chuyên môn, đặc biệt là các nhà giáo dục, bởi ảnh hưởng của trí tuệ xúc cảm đối với sự thành công của con người. Các nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm trên thế giới cho thấy rằng sự phát triển của trí tuệ xúc cảm làm cho kết quả học tập của học sinh tốt hơn. Vì vậy, trong những năm cuối của thế kỷ XX, ở các nước phát triển, người ta đã quan tâm nhiều đến xúc cảm của con người và việc giáo dục xúc cảm cho học sinh vì con người là yếu tố then chốt, cơ bản để phát triển xã hội. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và đào tạo con người phù hợp với sự phát triển của xã hội, việc nghiên cứu về trí tuệ xúc cảm của sinh viên là một trong những nội dung rất quan trọng của công tác giáo dục trong nhà trường đại họchiện nay.
     
Đang tải...