Tiểu Luận Mua bán sát nhập ở Việt Nam : Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Sát nhập và mua lại (M&A) là một khái niệm không mới đối với những nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tại Mỹ, hoạt động này xuất hiện từ đầu thế kỉ 20, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm gắn liền với những chu kì phát triển kinh tế nóng. Tại Anh chỉ tính từ năm 1986 đến 1989 ở Anh, đã có khoảng 5.200 công ty công nghiệp, thương mại M&A lẫn nhau (trung bình mỗi năm có 1301 công ty). Bước sang thế kỉ 21, làn sóng M&A đang ngày càng phát triển và mở rộng đặc biệt tại khu vực châu Á, nơi có hàng loạt các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Đông,
    Cụm từ M&A tại Việt Nam mới xuất hiện trong khoảng 10 năm trở lại đây nhưng những hoạt động về số lượng và cả quy mô của nó đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế, các nhà hoạch định chính sách cũng như giới đầu tư trong và ngoài nước. M&A mang lại những lợi ích nhất định cho cả doanh nghiệp và nhà đầu tư, nhưng cũng không thể phủ nhận chỉ cần những tính toán sai lầm cũng có thể khiến một thương vụ M&A sụp đổ. Có nhiều yếu tố mà các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải xem xét khi tiến hành hoạt động này, trong đó thương hiệu là một yếu tố đóng vai trò không nhỏ. Trong kinh doanh, thương hiệu được đánh giá là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này xin cung cấp những tìm hiểu và thông tin tổng hợp nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến thương hiệu trong hoạt động M&A. Nội dung gồm 4 phần chính:
    - Tình hình M&A trên thế giới hiện nay và triển vọng tại Việt Nam
    - Vai trò của yếu tố thương hiệu trong các quyết định M&A
    - Vấn đề định giá thương hiệu trong M&A
    - Vấn đề xây dựng thương hiệu sau M&A
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...