Chuyên Đề Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Lịch sử đã chứng tỏ M&A (Sáp nhập và Mua bán doanh nghiệp) là một xu hướng phổ biến và là một chiến lược tạo ra nhiều tên tuổi trên trường kinh doanh quốc tế. Qua việc hãng Microsoft, từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, đã chi ra 75.000 USD để mua lại 86-DOS và phát triển thành hệ điều hành MS-DOS giúp Microsoft bước lên vị trí số 1 trong làng công nghệ; Lenovo đã mua lại mảng kinh doanh của IBM và trở thành một trong những nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới; Unilever sở hữu trong tay hàng loạt các thương hiệu lớn như Flora, Doriana, Wall, Amora, Lipton và Slim Fast (thực phẩm và đồ uống); Axe, Dove, Lifebuoy, Lux, Pond’s, Rexona, Close-up, Sunsilk và Vaseline (sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cơ thể); Comfort, Radiant, Sunlight, Surf (quần áo và đồ vật dụng) và đang là 1 trong những công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng lớn nhất thế giới; cho đến tỷ phú người Mexico Carlos Slim dùng chiến lược thâu tóm tập đoàn Telmex để biến nó thành hãng viễn thông lớn nhất quốc gia Nam Mỹ cho thấy M&A là một công cụ nếu biết tận dụng đúng cách sẽ mang lại những lợi ích to lớn.
    Trong những năm qua hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp đã bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Hoạt động này đang được quan tâm nhiều hơn từ khi có sự bùng nổ của thị trường chứng khoán từ năm 2006. Với những bước đầu như vậy thì khung khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động này còn đang được các cơ quan nhà nước soạn thảo. Sự lớn mạnh của thị trường chứng khoán đang góp phần tạo nên thị trường mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam. Sử dụng chiến lược M&A để gia tăng giá trị doanh nghiệp là điều mà nhà đầu tư nào cũng mong muốn. Tuy nhiên, đi cùng với những thành công từ M&A, cũng có không ít bài học thất bại nếu chiến lược này không được thực hiện một cách bài bản và kỹ lưỡng. Đó là lý do mà chúng ta phải thận trọng tìm hiểu trước khi tham gia vào hoạt động này. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến bức tranh sơ lược về thị trường M&A.

    Lý do chọn đề tài
    Trong những năm gần đây nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp nhiều khó khăn. Điều này đã dẫn tới sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường. Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là một công cụ hữu hiệu trong thời buổi cạnh tranh này. Tuy thế đây vẫn là một đề tài mới ở Việt Nam và cần được quan tâm, xem xét kỹ lưỡng. Vì thế em đã chọn đề tài “Mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” để có thể tìm hiểu về đề tài này trên một giác độ khái quát và khách quan.
    Mục tiêu nghiên cứu
    Đề tài thực hiện với mục đích mang lại một cái nhìn khái quát về lĩnh vực này để người đọc nắm được lý thuyết chung về mua bán sáp nhập doanh nghiệp, thực trạng cũng như những giải pháp cho lĩnh vực còn khá mới mẻ này ở Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu
    Từ việc nghiên cứu lý thuyết chung về M&A cho đến xem xét tình hình kinh tế trong nước cũng như hoạt động M&A của nước ta để rút ra các giải pháp cho một số vấn đề còn thiếu sót nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro cho hoạt động M&A ở Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...