Luận Văn MPLS và ứng dụng MPLS VPN

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Trong những năm qua, ngành công nghiệp viễn thông đã và đang tìm một phương thức chuyển mạch có thể phối hợp ưu điểm của IP và ATM để đáp ứng nhu cầu phát triển của mạng lưới trong giai đoạn tiếp theo. Đã có nhiều nghiên cứu được đưa ra trong đó có việc nghiên cứu công nghệ chuyển mạch nhãn MPLS.
    Công nghệ MPLS là kết quả phát triển của công nghệ chuyển mạch IP sử dụng cơ chế hoán đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức định tuyến của IP. MPLS tách chức năng của IP thành hai phần riêng biệt: chức năng chuyển gói tin và chức năng điều khiển. Bên cạnh đó, MPLS cũng hỗ trợ việc quản lý dễ dàng hơn.

    Trong những năm gần đây, MPLS đã được lựa chọn để đơn giản hoá và tích hợp mạng trong mạng lõi. Nó cho phép các nhà khai thác giảm chi phí, đơn giản hoá việc quản lý lưu lượng và hỗ trợ các dịch vụ Internet. Quan trọng hơn cả, nó là một bước tiến mới trong việc đạt mục tiêu mạng đa dịch vụ với các giao thức gồm di động, thoại, dữ liệu

    Mạng riêng ảo VPN là một trong những ứng dụng rất quan trọng trong mạng MPLS. Các công ty, doanh nghiệp đặc biệt các công ty đa quốc gia có nhu cầu rất lớn về loại hình dịch vụ này. Với VPN họ hoàn toàn có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông, truyền số liệu nội bộ với chi phí thấp, an ninh bảo đảm. Đây là một ứng dụng rất quan trọng đáp ứng các yêu cầu của các mạng riêng sử dụng hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia với những yêu cầu khác nhau về độ an toàn, bảo mật và chất lượng dịch vụ.
    Luận văn được trình bày trong 6 chương và được chia làm hai phần. Phần đầu tập trung vào tìm hiểu công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức. Phần thứ hai tìm hiểu về ứng dụng của mạng riêng ảo trong công nghệ MPLS.

    Phần đầu gồm có 3 chương.

    Chương 1: Trình bày về cấu trúc tổng quan của mạng MPLS, những vấn đề mà đang tồn tại trong mạng IP truyền thống, một số ứng dụng của chuyển mạch nhãn đa giao thức
    Chương 2: Hoạt động của MPLS ở chế độ Frame-mode: Hoạt động trên miền dữ liệu, quá trình truyền và kết hợp nhãn, và xử lý ở bộ định tuyến cuối cùng trong quá trình truyền dữ liệu.
    Chương 3: Hoạt động của MPLS ở chế độ Cell-mode: Sự kết nối trong vùng điều khiển qua giao diện LC-ATM, sự chuyển tiếp gói tin đã được gán nhãn qua miền ATM-LSR, phân phối và phân bổ nhãn qua miền ATM-LSR.

    Phần hai gồm 3 chương:

    Chương 4: Tổng quan về mạng riêng ảo VPN: sự phát triển của mạng riêng ảo, phân loại và chức năng của mạng riêng ảo, đường hầm và mã hóa, các giao thức dùng cho VPN, mô hình ngang hàng và chồng lấn.

    Chương 5: Mô hình mạng MPLS/VPN: Mô hình ở lớp 2 (các thành phần VPN lớp 2, mô hình Martini, thông tin định tuyến) và lớp 3 (BGP/MPLS, các thành phần trong VPN lớp 3, hoạt động của BGP/MPLS, tồn tại và giải pháp.

    Chương 6: Vấn đề bảo mật và chất lượng dịch vụ trong MPLS VPN: Tách biệt các VPN, chống lại các sự tấn công, dấu cấu trúc mạng lõi, chống lại sự giả mạo, chất lượng dịch vụ và xu hướng cũng như cơ hội của nhà cung cấp dịch vụ khi triển khai công nghệ MPLS VPN.
    Đề tài MPLS là một đề tài khó và rộng, lại do trình độ và hiểu biết còn nhiều hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót, và có những phần còn chưa thể đề cập hết được. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cám ơn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...