Luận Văn Một vài vấn đề từ miếu quảng tế ở làng phước tích

Thảo luận trong 'Dân Tộc Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một vài vấn đề từ miếu quảng tế ở làng phước tích
    Miền Trung Việt Nam, xét trong bối cảnh lịch sử - văn hoá Đông Á và Đông Nam Á, là một vùng đệm cho quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá, chịu ảnh hưởng từ hai trung tâm là Trung Hoa (biên giới cực Nam là Đại Việt) và Ấn Độ (biên giới cực Bắc là Champa). Do vậy, ở một vùng đất có quá nhiều lớp áo văn hoá như Huế - miền Trung, suy xét để lý giải đến tận cùng một hiện tượng văn hoá, quả thực không đơn giản.

    Trong quá trình tìm hiểu về làng xã vùng Huế, hiện tượng phổ biến mà chúng tôi thường bắt gặp cả trong các tài liệu thành văn lẫn trên thực địa, là người dân rất mơ hồ về một số nơi thờ cúng, những đối tượng được thờ cúng của cộng đồng. Miếu Quảng Tế ở làng Phước Tích (xã Phong Hoà, Phong Điền, Thừa Thiên Huế) là một trường hợp như vậy. Tuy nhiên, sau một thời gian dài điền dã, xâu chuỗi và hệ thống hoá lại những dòng sử liệu ít ỏi, những thông tin rời rạc, có khi thiếu thống nhất qua những cuộc phỏng vấn ., chúng tôi cho rằng đây là một vấn đề then chốt trong việc giải quyết mối quan hệ giữa người Việt buổi đầu đến định cư trên vùng đất này với các cộng đồng người tiền trú đã qui định nên một thế ứng xử rất đặc thù trong văn hoá làng xã ở miền Trung.

    Đã có không ít bài viết đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về văn hoá làng cổ Phước Tích, nên khi tiến hành khảo sát, chúng tôi đã gặp những thuận lợi nhất định trong việc kế thừa những thông tin, tư liệu về ngôi làng thuộc dạng đặc biệt này ở miền Trung. Tuy nhiên, sơ bộ từ thực tế khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy rằng có một số hiện tượng văn hoá mang các “lớp áo văn hoá” cần xem xét, phân tích và nhận diện một cách cẩn trọng, như trường hợp miếu Quảng Tế. Hiện nay, ở làng Phước Tích, ngoài những miếu được gọi tên theo những vị được thờ trong miếu, còn các miếu có tên gọi như miếu Quảng Tế, miếu Cây Thị, miếu Vua, mà phần lớn người dân trong làng không rõ miếu đó thờ ai, hay thậm chí có trường hợp miếu Thành Hoàng trở thành miếu Ngũ Hành mà nhiều người vẫn không hề hay biết. Việc tái xác nhận Miếu Quảng Tế chính là Miếu Bà Dàng hay Miếu Dương Phu Nhân là một vấn đề nhỏ nhưng vô cùng quan trọng trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề về lịch sử và văn hoá, giao lưu tộc người Việt - Chăm ở một ngôi làng cụ thể, và trong một chừng mực nhất định, có thể mở rộng ra là cả khu vực miền Trung.

    Luận văn dai 85 trang, chia làm 3 chương
     
Đang tải...