A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận Như chúng ta biết giáo án lên lớp là kế hoạch cụ thể của một giáo viên nhằm thực hiện một nội dung dạy học nào đó. Nói cụ thể, vì mỗi giáo viên với một đối tượng học sinh nhất định, một điều kiện cơ sở vật chất nhất định, một hoàn cảnh, một tình huống cụ thể .phải có một kế hoạch lên lớp cụ thể. trong việc biên soạn một giáo án ngữ văn, thiết kế được một hệ thống câu hỏi theo hướng tích cực hòa hoạt động của người học là hết sức quan trọng. Chương trình ngữ văn 6 được xây dựng trên nguyên tắc tích hợp và người giáo viên dạy ngữ văn phải tuân thủ nguyên tắc ấy trên tất cả các công đoạn. Tìm hiểu, soạn giáo án, lêm lớp, kiểm tra, đánh giá .Đặc biệt là trong việc soạn giảng. Cụ thể bài của giáo viên phải thiết kế được hệ thống câu hỏi theo hướng tích hợp và tích cực, có như vậy mới tự tin khi đứng trên bục giảng để chuyển tải nội dung bài học theo đúng tinh thần của phương pháp dạy học mới. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. Một thực tế, trong giờ dạy học ngữ văn hiện nay việc chuẩn bị bài của học sinh chưa được phát huy ở giờ học trên lớp. Những gì thầy cô giáo đặt ra trong giờ văn học sinh ít hưởng ứng vì thấy " xa lạ" với những gì mình chuẩn bị ở nhà. Tình trạng học sinh chuẩn bị bài ở nhà một đường, giáo viên nêu câu hỏi trên lớp một nẻo, không liên quan gì đến nhau. Đặc biệt với phân môn Tiếng Việt, câu hỏi ở SGK quá ít, phần đa là những câu hỏi áp đặt, không phát huy trí lực của học sinh nên dù học sinh có chuẩn bị bài trước ở nhà thì đến lớp các em cũng cảm thấy xa lạ với hệ thống câu hỏi cả Thầy. Những gì chuẩn bị ở nhà không được cọ xát, trao đổi với giờ học trên lớp, bởi vậy mà dẫn đến giờ Tiếng Việt trở nên khô khan, nhàm chán, hiệu quả chưa cao. Một kinh nghiệm của bản thân là phải chuẩn bị và thiết kế được một hệ thống câu hỏi như thế nào đó cho lôgíc, linh hoạt, kích thích được tính tích cực của học sinh mà không vi phạm đến nguyên tắc hay đặc trưng, phương pháp của môn học thì hiệu quả giờ dạy sẽ cao hơn. Chương trình Ngữ văn 6 được xây dựng theo xu hướng tích hợp và đòi hỏi giáo viên phải thể hiện được nguyên tắc đó trên cơ sở phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. Mặc dầu chương trình đã đáp ứng được nguyên tắc tích hợp - nhưng ở một số tiết, đặc biệt là tiết Tiếng Việt, các ngữ liệu, câu hỏi tìm hiểu bài vẫn chưa thực sự bổ trợ cho việc soạn, giảng theo tinh thần tích cực, tích hợp. Tiết 95:" ẩn dụ" ( Ngữ văn6- tập 2)là một thí dụ. Bản thân đã dạy bài "ẩn dụ" ở lớp 7( Chương trình cũ). Trên cơ sở những kinh nghiệm giảng dạy bài này ở năm trước với việc nghiên cứu, tìm hiểu sách Ngữ văn 6 ( mới) bản thân đã soạn và giảng tiết ấn dụ ở lớp 6A theo tinh thần tích hợp, tích cực và đã đạt được hiệu qủa. Bản thân xin được trình bày một vài suy nghĩ khi xây dựng hệ thống câu hỏi của bài này. Mặc dầu đây là năm đầu dạy theo phương pháp mới song chủ quan nhận thấy có nhiều khả quan ở hệ thống câu hỏi này.