Báo Cáo Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử( S

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học Lịch sử( Sáng kiến kinh nghiệm dạy học)


    I.Lí do chọn đề tài:
    Bác để tình thương cho chúng con
    Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
    Mong manh áo vải hồn muôn trượng
    Hơn tượng đồng phơi những lối mòn
    Tố Hữu
    Chủ tịch Hồ Chí Minh người con ưu tú của dân tộc, là danh nhân văn hóa của thế giới. Người là kết tinh của tư tưởng “Đại nhân, Đại nghĩa” Người để lại cho Dân tộc ta một tư tưởng cách mạng, một nhân cách đạo đức cao cả.Người đã làm “rạng rỡ non sông ta đất nước ta”. Suốt cuộc đời hi sinh vì sự nghiệp giải phóng Dân tộc giải phóng giai cấp Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH và đổi mới đất nước theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hóa Dân tộc vừa chủ động hội nhập quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa thế giới. Vì vậy việc học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, lối sống và làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết. Bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng của xã hội, là động lực vượt qua khó khăn, thử thách để Phát triển kinh tế đất nước, hoàn thiện nhân cách của mỗi người.
    Nhưng hiện nay vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường vẫn chưa đạt được hiệu quả. vì do ảnh hưởng nhiều tác động như phim, ảnh, lối sống hưởng thụ, các trò chơi Điện tử mang nặng lối sống bạo lực bên cạnh đó một số phụ huynh lo làm ra tiền ít có thời gian quan tâm đến con cái chỉ phó mặc cho nhà trường giáo dục. một khía cạnh khác là cơ chế thị trường đã len lỏi vào nếp suy nghĩ của một số phụ huynh và học sinh chỉ quan tâm đến các môn học tự nhiên. xem nhẹ những môn học khác và xem đó là “ Môn phụ” từ đó dẫn đến vấn đề suy thoái đạo đức trong một số thanh thiếu niên hiện nay. Vì vậy bộ môn Lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. giáo dục học sinh lòng yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lòng biết ơn ông cha ta đổ bao mồ hôi xương máu mới có được cuộc sống tốt đẹp như ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội Ngoài những phương pháp dạy học truyền thống giáo viên dạy lịch sử cần phải ***g ghép giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Bác. Học tập và làm theo tấm giương đạo đức của Bác để sau này trở thành những công dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thân yêu nước yêu Xã hội chủ nghĩa góp phần Xây dựng đất nước.






    II. Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu:
    1/ Đối tượng nghiên cứu:
    Học sinh các khối lớp 8,9 trường THCS Buôn Trấp
    2/ Cơ sở nghiên cứu:
    Các tác phẩm:
    - Cuộc đời hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh của Trần Dân Tiên
    - Búp sen xanh ( Sơn Tùng)
    - Kể chuyện đạo đức Hồ Chí Minh
    - Tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh( Hà Minh Đức)
    - Các chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh(Nxb Chính trị quốc gia)
    Và các tài liệu liên quan đến cuộc đời hoạt động của Bác
    - Sách giáo khoa Lịch sử 8,9
    3/ Phương pháp nghiên cứu:
    -Trao đổi với học sinh
    -Điều tra bằng phiếu, bài thu hoạch qua các đợt vận động “ Học tập và làm theo tưởng đạo đức Hồ Chí Minh”
    -So sánh đối chiếu


    I.Lí do chọn đề tài:

    II. Đối tượng, cơ sở và phương pháp nghiên cứu:
    1/ Đối tượng nghiên cứu:
    2/ Cơ sở nghiên cứu:
    3/ Phương pháp nghiên cứu:
    III. Nội dung và kết quả:
    1/ Thực trạng:
    2/Cách tiến hành
    3/ Kết quả đạt được:
    IV. Những đề xuất và kiến nghị:
    V.Kết luận:
     
Đang tải...