Tiểu Luận Một vài kinh nghiệm về rèn luyện quan sát kênh hình trong chương trình sinh học 6

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Lý do chọn đề tài
    Năm học 2010 - 2011 trường giao cho tôi trực tiếp giảng dạy môn sinh học ở 3 lớp 6ABC. Nhìn chung chất lượng học sinh không đồng đều về học lực cũng như về khả năng nhận thức.
    - Lớp 6A: về học lực trội hơn lớp 6B, hiếu động, nhanh nhẹn, hoạt bát nhưng đôi khi hay thái quá, hay ồn mất trật tự trong nghiên cứu vật mẫu.
    - Lớp 6B và 6C: ổn định về nề nếp song trong những giờ quan sát tranh, vật mẫu các em chưa thực sự cố gắng hết mình.
    Nhìn chung các em nhiệt tình, ham hiểu biết thích tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên của các loài thực vật xung quanh. Đây chính là động lực thuận lợi giúp tôi thêm quyết tâm nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
    Chương trình sinh học 6 nghiên cứu chủ yếu về giới thực vật - một thế giới tự nhiên bao quanh chúng ta gần gũi. Vì vậy nguồn vật mẫu sống động và dễ kiếm tìm. Vật mẫu là phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao, thu hút sự tìm tòi và khám phá của học sinh.
    Là giáo viên đứng lớp tôi nhận thức được trách nhiệm của mình không ngừng học tập nâng cao kiến thức đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học. Bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu sách báo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở, tôi nhận thấy rằng trong hệ thống các phương pháp dạy học thì phương pháp tự lực quan sát tìm tòi kiến thức là một trong những phương pháp trọng tâm của dạy học sinh học 6, để đạt được mục tiêu chung của dạy và học. Từ những nhận thức trên tôi rút ra lý do cụ thể như sau:
    - Do yêu cầu cấp bách của ngành trong phương pháp đổi mới dạy học.
    - Do đặc trưng của môn sinh học 6 kênh hình đòi hỏi quan sát trên mẫu vật, tranh vẽ là chủ yếu làm cho học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, tự lực sáng tạo, phát triển tư duy.
    - Đối tượng học sinh ham hiểu biết, hiếu động.
    - Tuân theo quy luật bất biến của quá trình nhận thức "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" phù hợp với quy luật phát triển tư duy ở học sinh và mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học
    - Đối với giáo viên nói chung trong đó có bản thân tôi, việc vận dụng phương pháp quan sát còn đơn thuần, gò bó, gượng ép, chưa tạo điều kiện cho học sinh tự học, tự tìm tòi kiến thức.
    Trên cơ sở đó tôi áp dụng vào sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: Một vài kinh nghiệm về rèn luyện quan sát kênh hình trong chương trình sinh học lớp 6.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...