Tiểu Luận Một vài kinh nghiệm rèn luyện kĩ năng sống trong giảng dạy địa lí THCS

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    III. Mục đích và yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm:
    1. Mục đích:
    Mục đích rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh trong giảng dạy môn địa lí nhằm xây dựng cho học sinh 12 giá trị cuộc sống là: Tôn trọng, hòa bình, hợp tác, hạnh phúc, chân thật, mạnh dạng, tình thương, trách nhiệm, giản dị, khoan dung, tự do và đoàn kết.
    2.Yêu cầu:
    Trang bị cho học sinh những kiến thức, thái độ, kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
    Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.

    IV. Những giải pháp chính của sáng kiến kinh nghiệm:
    * Giải pháp 1:Giáo dục kĩ năng sống trong dạy học các phương pháp, kĩ thuật tích cực
    a. Trong phương pháp nhóm:
    Là phương pháp dạy học tích cực, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn hoạt động độc lập để học sinh chiếm lĩnh nội dung học tập chủ động đạt mục tiêu kiến thức, kĩ năng thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trong quá trình tổ chức các hoạt động nhóm của học sinh giáo viên đã vận dụng để giáo dục các kĩ năng sống một cách tích cực như:
    - Kĩ năng làm việc theo nhóm.
    - Kĩ năng xây dựng, phát triển tinh thần nhóm.
    - Kĩ năng lãnh đạo nhóm, phân công lao động trong hoạt động cụ thể.
    - Kĩ năng tư duy, phản hồi.
    - Kĩ năng các xung đột nhóm.
    Ví dụ: Dạy bài 20: Vùng đồng bằng sông Hồng, địa lí lớp 9
    Giáo viên lồng ghép vào hoạt động nhóm để giáo dục các kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng tư duy, phản hồi, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm chủ bản thân để thu thập thông tin từ lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu để phân tích đánh giá những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, tài nguyên, dân cư – xã hội của vùng trong phất triển kinh tế, xã hội.
    Thông qua hoạt động nhóm để rèn luyện cho các em làm chủ trong mọi hoạt động, giúp cho từng thành viên bộc lộ ý kiến suy nghĩ, hiểu biết, thái độ của mình qua đó nâng cao ý thức kỉ luật, tinh thần tương trợ, hợp tác, thông qua hoạt động nhóm xây dựng mô hình tương tác trong xã hội để học sinh có kĩ năng quen dần sự phân công, hợp tác lao động xã hội.
     
Đang tải...