Tiểu Luận Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu học tốt môn Toán

Thảo luận trong 'Toán Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Thúy Viết Bài, 5/12/13
    Last edited by a moderator: 8/8/14
    A - Lý do chọn đề tài:

    Học sinh trên địa bàn huyện đa phần là con em nông thôn, cha mẹ không có điều kiện chăm lo cho con cái học hành; Ngoài giờ đến lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ các công việc gia đình và đồng áng, không có nhiều thơì gian để học, dẫn đến việc chất lượng học tập của học sinh yếu, kiến thức bị “hổng” nhiều nên hầu hết các em sợ học môn toán.

    Là giáo viên dạy toán, đã có 10 năm gắn bó với nghề, tôi rất thông cảm với các em và trăn trở trước thực tế đó. Bởi vậy trong quá trình giảng dạy tôi luôn học hỏi đồng nghiệp và tìm tòi nhưng phương pháp thích hợp để giúp các em học sinh học yếu yêu thích và học tốt môn toán.

    Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở trường phổthông tôi chọn đề tài:

    Một vài kinh nghiệm giúp học sinh yếu học tốt môn Toán



    B – ý nghÜa thùc tiÔn vµ khoa häc cña ®Ò tµi:



    ý nghÜa rÊt quan träng mµ ®Ò tµi ®Æt ra lµ: T×m ®­îc mét ph­¬ng ph¸p tèi ­u nhÊt ®Ó trong quü thêi gian cho phÐp hoµn thµnh ®­îc mét hÖ thèng ch­¬ng tr×nh quy ®Þnh vµ n©ng cao thªm vÒ mÆt kiÕn thøc, kü n¨ng, kỹ xảo trong việc giải các bài tập. Từđó phát huy, khơi dậy, sử dụng hiệu quả kiến thức vốn có của học sinh, gây hứng thú học tập cho các em.





    C- Mục tiêu của đề tài - Thu hút, lôi cuốn các em ham thích học môn Toán

    - Từng bước nâng cao kết quả học tập của mỗi em. D- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng của đề tài là học sinh lớp 12, trình độ học sinh không đồng đều, đa số là học sinh trung bình và yếu môn Toán. Trên cơ sở phân tích kỹ nội dung chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo, phân tích kỹ đối tượng học sinh (đặc thù, trình độ tiếp thu ). Bước đầu mạnh dạn thay đổi ở từng tiết học, sau mỗi nội dung đều có kinh nghiệm về kết quả thu được (nhận thức của học sinh, hứng thú nghe giảng, kết quả kiểm tra, ) và đi đến kết luận. E- Nội dung của đề tài. 1) Khảo sát chất lượng đầu năm của học sinh:

    Thông qua học bạ lớp dưới, thông qua bài kiểm tra khảo sát đầu năm, kiểm tra vấn đáp đã kiểm tra những kiến thức cơ bản, trọng tâm mà các em đã được học, qua đó giúp tôi nắm được những "lỗ hổng" kiến thức của từng em, trên cơ sở đó tôi phân lớp thành nhiều nhóm, gọi là các nhóm "tương đồng kiến thức" và xây dựng kế hoạch "lấp lỗ hổng" cho từng nhóm. Việc "lấp lỗ hổng" được tiến hành bằng nhiều biện pháp: - Giới thiệu sách giáo khoa và sách tham khảo cần thiết để các em sưu tầm và tự ôn lại kiến thức cũ. - Hỏi và nhắc lại các kiến thức cũ trong các giờ học nếu có liên quan. - Động viên những em học khá giúp đỡ những em học yếu. - Ra một số bài tập về kiến thức trọng tâm ở lớp dưới cho học sinh về nhà làm sau đó nộp cho giáo viên chấm và chữa. 2) Giảng dạy kiến thức mới. - Trong mỗi bài học chỉ rõ được kiến thức cơ bản tối thiểu mà các em cần nắm được.

    - Một bài toán phải được thực hiện qua nhiều bước, hướng dẫn và yêu cầu các thực hiện thành thạo từng bước một. - Tổ chức, phân dạng bài tập một cách khoa học, chi tiết, cung cấp cho học sinh các dạng bài tập một cách có hệ thống. - Soạn thêm nhiều bài tập đơn giản và tương tự cho từng dạng để các em tự làm, qua đó các em được lặp lại nhiều lần, giúp các em dễ khắc sâu kiến thức.

    Sau khi kiến thức lớp dưới đã được bù đắp và bằng cách hạ thấp yêu cầu đến mức tối thiểu ở mỗi dạng bài tập. Tôi nhận thấy các em học sinh đã xích lại gần hơn, yêu thích học môn Toán hơn. 3) Cụ thể: Khi dạy chương trình toán 12, tôi đã phân thành hai dạng kiến thức cơ bản mà mỗi học sinh phải nắm được: *Lý thuyết: Các em phải nắm được kiến thức cơ bản như: Định nghĩa, định lý, các công thức đạo hàm, nguyên hàm cơ bản đối với môn giải tích. Còn đối với môn hình học là: Phương trình, hình dạng, Hướng dẫn học sinh làm bảng tổng kết công thức đạo hàm, nguyên hàm cơ bản, ba đường Conic, để học sinh thấy được mối liên hệ giữa chúng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...