Luận Văn Một vài kinh nghiệm của nhật bản và con đường hiện đại hóa của việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Công cuộc hiện đại hoá nước Nhật từ Minh Trị Duy Tân trở đi đã được
    thực hiện thành công và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước đang trong
    quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta. Bài nghiên cứu này đã phân tích ba kinh
    nghiệm lớn : thiết lập mô hình văn minh mới kết hợp “ Đông- Tây”, xây dựng một nhà nước
    mạnh, ngang tầm thời đại trong đó đảm bảo những người tài giỏi nhất phải thực sự là hạt
    nhân quản lý nhà nước; chủ động tiến công với một “phương án tác chiến” để giành thắng
    lợi, chú ý đến giáo dục và khoa học công nghệ.
    Một trong những vấn đề quan trọng
    hàng đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa
    hiện đại hóa ở nước ta ngày nay là giải
    quyết vấn đề kết hợp giữa hiện đại và
    truyền thống, tiếp thu cái gì từ mô hình bên
    ngoài và giữ lại cái gì từ truyền thống dân
    tộc như là tiền đề cho sự phát triển hiện tại.
    Quá trình thực hiện hiện đại hóa thành
    công theo mô hình riêng của Nhật Bản đã
    đặt ra nhiều kinh nghiệm quý báu có giá trị
    phổ biến, nhất là đối với nước ta, một nước
    có nhiều tương đồng với Nhật Bản. Đó là
    những kinh nghiệm khá toàn diện, từ
    những vấn đề chiến lược đến những nội
    dung, bước đi, biện pháp cụ thể trong từng
    lĩnh vực khác nhau.
    1. THIẾT LẬP MÔ HÌNH VĂN MINH
    MỚI, KẾT HỢP HÀI HÒA “ĐÔNG –
    TÂY”
    Đối đầu với sự xâm lược và “thực dân
    hóa”(“colonialization”) của chủ nghĩa tư
    bản phương Tây và làn sóng “Tây hóa” (“
    Westernization”), ở các nước Á châu, hầu
    hết các quốc gia đều thất bại, bị biến thành
    thuộc địa, ở đó qúa trình Tây phương hóa
    diễn ra đồng thời và trong những điều kiện
    của “thực dân hóa” như Việt Nam, Trung
    Quốc chẳng hạn. Chỉ có Nhật Bản là
    trường hợp hiếm hoi đã chẳng những thoát
    khỏi ách thực dân mà còn chủ động “Giải
    Tây hóa” (“De-Westernization”) một cách
    thông minh nhất để tiến lên con đường
    hiện đại hóa thành công.
    Điểm khác biệt căn bản của nhiều
    nước Á châu với Nhật bản là cách đánh giá
    về văn minh Phương Tây. Trung Quốc và
    Việt Nam đều không nhận thức rõ rằng
    điểm mạnh của văn minh phương Tây
    Science & Technology Development, Vol 12, No.15 - 2009
    Trang 6 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
    không chỉ là vũ khí, kỹ thuật, mà còn là
    khá toàn diện bao hàm cả về văn hóa-văn
    minh tinh thần; không nhận ra rằng con
    đường đúng đắn nhất là phải kết hợp
    những ưu điểm của cả Đông và Tây, chứ
    không phải là “gió đông thổi bạt gió tây”.
    Con đường cứu nước chủ yếu ở Việt Nam
    và Trung Hoa vẫn là khuynh hướng bạo
    động truyền thống, khuynh hướng “phi
    truyền thống”: duy tân, cải cách không
    phải là dòng chủ lưu. Nhật Bản, do nhiều
    lý do khác nhau, đã sớm nhận ra cách hóa
    giải “Tây hóa” bằng cách phải học tập, tiếp
    cận toàn diện văn minh phương Tây,
    không chỉ về vật chất-kỹ thuật mà cả tư
    tưởng, tinh thần. Fukuzawa Yukichi (Phúc
    Trạch Dụ Cát) là đại biểu điển hình cho
    Nhật Bản về dòng chủ lưu này trong cuộc
    Minh Trị duy tân. Với hai tác phẩm tiêu
    biểu là Khái lược văn minh (Bunmeiron no
    gairyuku) và Khuyến học luận (Gakumon
    no susume), Fukuzawa đã khẳng định:
    “Phương cách giữ gìn độc lập không thể
    tìm đâu ngoài văn minh Độc lập quốc gia
    là mục tiêu và nền văn minh của quốc dân
    là phương tiện để đạt mục tiêu đó”(1). Ông
    ta cũng cho rằng cái khó khăn nhất khi học
    tập phương Tây chính là học cho được
    “tinh thần khoa học” và “tinh thần độc lập
    cá nhân”. Người Nhật đã hiểu và xây dựng
    mô hình văn minh mới của Nhật trên cơ sở
    kết hợp hài hòa Đông-Tây:bắt chước,học
    tập phương Tây một cách triệt để và sáng
    tạo trên những cơ sở văn hóa truyền thống
    của mình. (Dĩ nhiên cũng có lúc và trong
    nhiều vấn đề cụ thể, Nhật Bản cũng có
    những lệch lạc nhất định mà tiêu biểu là
    khuynh hướng “Thoát Á” đã từng tồn tại
    trong một thời gian nhất định trong quá
    trình duy tân đất nước (2) ).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...