Thạc Sĩ Một vài cách tính bậc tôpô ứng dụng vào bài toán phân nhánh toàn cục của bất đẳng thức biến phân

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Một vài cách tính bậc tôpô ứng dụng vào bài toán phân nhánh toàn cục của bất đẳng thức biến phân
    DẪN NHẬP
    1. Lý do chọn đề tài
    Ngôn ngữ văn chương là đại diện tiêu biểu của ngôn ngữ văn hóa, dạng thức tồn tại
    “toàn vẹn nhất, sáng chói nhất” của ngôn ngữ toàn dân. Nói đến ngôn ngữ văn chương là nói
    đến chức năng thẩm mỹ, đến giá trị tạo hình, giá trị biểu trưng, biểu cảm to lớn. Để ngôn từ
    nghệ thuật có thể khắc hoạ chân thực, sinh động bức tranh cuộc sống thì việc huy động, sử
    dụng nhằm khai thác thật tốt khả năng, tiềm năng của các phương tiện ngôn ngữ là một việc
    làm không thể thiếu.
    Khu vực Nam bộ - vùng đồng bằng châu thổ sông Mê-Kông - đất đai rộng lớn, phì
    nhiêu, hệ thống kênh rạch chằng chịt, đồng thời là vùng đất với lịch sử hơn ba trăm năm
    khẩn hoang của người Việt. Cảnh vật thiên nhiên và con người Nam bộ từ lâu đã gây được
    sự chú ý của nhiều người cầm bút và không ít người trong số đó gặt hái được thành công.
    Sơn Nam (tên khai sinh là Phạm Minh Tày, sinh năm 1926 tại Kiên Giang), nhà văn Nam
    Bộ, người được mệnh danh là “nhà Nam Bộ học” hay “ông già Ba Tri” của văn học hiện đại
    là một trong những tác giả tiêu biểu.
    Những sáng tác của Sơn Nam, cố nhiên được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Tiếp
    cận sáng tác của ông, các nhà lý luận phê bình văn học thường có chung một nhận xét về sự
    giàu có “sắc thái địa phương”, hay “đậm đà màu sắc Nam Bộ”.
    Tuy nhiên, nghiên cứu về Sơn Nam chủ yếu dừng lại ở những bài viết tản mạn. Có thể
    thấy rõ điều này thông qua sự kiện: tháng 12 năm 2008, Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí
    Minh thông báo quyết định lùi thời gian tổ chức hội thảo về Sơn Nam. Ông Lê Văn Thảo,
    chủ tịch Hội nhà văn Thành Phố Hồ Chí Minh cho biết: "Được phát động từ cuối năm ngoái
    nhưng đến nay chúng tôi không nhận được tham luận như ý muốn mà thay vào đó là nhiều
    bài viết do các cây bút không chuyên gửi về. Vì thế, đành phải tạm hoãn hội thảo để có thêm
    thời gian chuẩn bị cẩn thận hơn". Và: “Hội thảo về nhà văn Sơn Nam càng chậm càng tốt.
    Từ trước tới nay, có nhiều bài viết về ông, do đó, khi muốn nói thêm về Sơn Nam cần những
    nghiên cứu sâu sắc, mang tính khái quát cao và những nhận định, phát biểu mới, mang tính
    khoa học” [71]. Mặt khác, những bài viết này cũng chỉ tập trung ở bình diện lý luận phê
    bình văn học. Chính vì vậy, vấn đề về “màu sắc Nam Bộ” trong tác phẩm của ông chưa
    được tìm hiểu, phân tích thấu đáo. Trường hợp của Sơn Nam không phải là một ngoại lệ.
    Hoàng Thị Châu trong Giáo trình Phương ngữ học tiếng Việt đã nhận định: “Trong thực tếtiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi, uyển chuyển với những sắc thái địa phương
    khác nhau ( ). Những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận mà không được phân
    tích, lý giải tường tận.” [12,tr 16].
    Như vậy, yêu cầu có tính khách quan là: cần khảo sát một cách đầy đủ và toàn diện
    những yếu tố vật chất làm nên giá trị màu sắc địa phương trong ngôn bản nghệ thuật của tác
    giả. Trong đó, một công việc quan trọng là xem xét những phương tiện ngôn ngữ được lựa
    chọn trên cơ sở đối lập giữa các phương ngữ, giữa phương ngữ với ngôn ngữ toàn dân ở cả
    ba bình diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp để chỉ ra những khác biệt trong tương quan với
    môi trường địa lý, môi trường lịch sử xã hội, soi rọi chúng trên cơ sở đặc trưng ngôn ngữ
    văn chương, dưới góc độ phong cách học, ngữ nghĩa học nói chung và ngôn ngữ tri nhận nói
    riêng.
    Với những lý do trên, tại thời điểm này, việc làm sáng rõ đặc điểm màu sắc Nam Bộ
    trong ngôn ngữ nghệ thuật của Sơn Nam thông qua một số tác phẩm tiêu biểu, dưới cái nhìn
    ngôn ngữ học là một việc làm có ý nghĩa.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích chính của đề tài là tìm hiểu, phân tích những yếu tố làm nên giá trị “màu sắc
    Nam bộ” trong truyện ký Sơn Nam, chỉ ra những thành công và kể cả những hạn chế có thể
    có trong việc khai thác, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ của tác giả.
    Ngoài ra, trên cơ sở ngữ liệu được thu thập, thông qua kết quả nghiên cứu, đề tài còn
    góp phần tìm hiểu:
    - Đặc trưng về màu sắc, sắc thái của phương ngữ Nam bộ (ở cả ba bình diện: ngữ âm,
    từ vựng, ngữ pháp) trong ngôn ngữ nghệ thuật cũng như những giá trị tạo hình, giá trị biểu
    cảm của chúng.
    - Áp lực văn hoá, cách phân chia hiện thực hay cơ sở tri nhận phản ánh trong phương
    ngữ Nam bộ.
    - Những vấn đề có tính chất nguyên tắc khi sử dụng phương ngữ xét ở bình diện sáng
    tác văn học.
    - Tính đa dạng và thống nhất ngôn ngữ. Những khả năng và đóng góp của phương ngữ
    Nam bộ đối với ngôn ngữ toàn dân.
    3. Lịch sử vấn đề
    Chiếm một số lượng lớn trong những sáng tác của Sơn Nam là những tác phẩm thuộc bộ
    phận văn học hợp pháp miền Nam giai đoạn 1954 - 1975. Sau khi đất nước thống nhất, vì nhiều lý do khác nhau, dòng văn học này chưa thể có ngay sự quan tâm thích đáng. Nằm trong bối
    cảnh đó, những nghiên cứu về sáng tác của Sơn Nam là chưa nhiều, chưa thật sự tương xứng
    với những đóng góp của ông.
    Sau đây là những bài viết, công trình nghiên cứu chủ yếu về tác giả.
    Về sách
    Có hai luận văn thạc sĩ:
    Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954-1975: Tác giả Lê Thị Thùy Trang,
    Trường Đại học sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, 2003. Với phương pháp lịch sử, hệ thống,
    so sánh, miêu tả, luận văn trình bày những đặc điểm của truyện ngắn Sơn Nam trên phương
    diện nội dung và nghệ thuật như: cảm hứng chủ đạo của tác giả; những đặc điểm về nghệ thuật
    xây dựng nhân vật; phương thức kết cấu; ngôn từ; vị trí của Sơn Nam trong văn học đô thị miền
    Nam giai đoạn 1954-1975.
    Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam: Tác giả Trần Phỏng Diều, Trường Đại học sư phạm
    Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004. Thông qua khảo sát 84 truyện ngắn, tác giả đưa ra những nhận
    xét về cảm hứng sáng tác (cảm hứng về thiên nhiên, cảm hứng về con người) - trong đó có
    những phân tích về quan niệm con người, về không thời gian nghệ thuật, ý nghĩa của chúng
    trong khắc họa tính cách Nam Bộ, thiên nhiên, cảnh vật Nam Bộ. Ngoài ra, luận văn còn trình
    bày những vấn đề về kết cấu, từ vựng, các biện pháp tu từ, giọng điệu người kể chuyện, hình
    tượng tác giả, phong cách tác giả .
    Điểm chung của hai luận văn nói trên là chúng đều thuộc bình diện Lý luận phê bình văn
    học, cùng hướng đến việc đánh giá toàn diện giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như đặc điểm thi
    pháp, phong cách cá nhân ở mảng truyện ngắn của Sơn Nam. Về góc độ từ vựng, các tác giả
    đều xem xét việc khai thác, sử dụng vốn từ địa phương trong tác phẩm.
    Mặc dù không đề cập trực tiếp về màu sắc Nam Bộ, nhưng những khía cạnh khác nhau
    của hai bản luận văn này có những tác động tích cực vào quá trình triển khai nghiên cứu.
    Các bài báo
    Là nhà văn gần như suốt đời dành cho đề tài Nam Bộ, với một lối văn phong giản dị, gần
    gũi với người lao động, vì thế Sơn Nam chiếm được tình cảm của đông đảo quần chúng độc
    giả. Đây cũng chính là lý do khiến ở mảng báo chí, ông được nhiều người quan tâm, chú ý. Đặc
    biệt, sau sự kiện ông ra đi (2008), có hàng trăm bài viết, xuất hiện rải rác trên nhiều tờ báo. Nội
    dung những bài viết này phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau xung quanh đời sống và sự
    nghiệp sáng tác của tác giả. Nó có thể là ghi chép, phỏng vấn, bút ký hoặc dưới hình thức chuyện kể. Nó cũng có thể là những bài giới thiệu thân thế sự nghiệp, những cảm nhận, đánh
    giá, phê bình . Ở nhóm bài thuộc diện nghiên cứu phê bình, có thể quy chúng vào hai mảng
    chính: (i) Nghiên cứu tác giả: hoàn cảnh sống, hoàn cảnh sáng tác, cá tính, phong cách - lối
    sống, quan niệm văn chương nghệ thuật . làm cơ sở cho tìm hiểu tác phẩm; (ii) Đánh giá khái
    quát vị trí hay những đóng góp của tác giả trong nền văn học (đôi khi đối chiếu, so sánh với tác
    giả khác).
    Việc đề cập tới đặc điểm truyện ký Sơn Nam như: bức tranh hiện thực Nam Bộ, văn minh
    miệt vườn Nam Bộ, lối diễn đạt, sắc thái Nam Bộ . những tác phẩm báo chí này rõ ràng có sự
    liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài. Điển hình là các bài viết: “Nhà văn Sơn Nam –
    nhà Nam Bộ học” của Huỳnh Công Tín [63], “Sơn Nam - dề lục bình Nam bộ” của Trần Mạnh
    Hảo [26], “Sơn Nam, ông già "Ba Tri" của đồng bằng Nam Bộ” của Nguyễn Mạnh Trinh [65],
    “Sơn Nam - mấy độ qua đường phố, nghiêng mình nhớ đất quê” của Trần Hữu Dũng [17],
    “Sơn Nam cây đại thụ của văn học, văn hóa Nam Bộ” của Nguyễn Văn Thành [52], “Nhà văn
    Sơn Nam – cô đơn trong hạnh phúc” của Nguyễn Tý [70], “Nhà văn Sơn Nam: Sẽ trồng lại cây
    đước trên châu thổ” của Chu Văn Sơn [47], “Gặp nhà văn Sơn Nam, nghĩ về sự trong sáng của
    một tấm lòng” của Diệp Hồng Phương [42] .
    Huỳnh Công Tín trong bài viết (khoảng 7 trang khổ A4) đã khái quát ba điểm nổi bật và
    cũng là thành công của Sơn Nam: (i) Những tri thức phong phú về lịch sử, địa lý. (ii) Những
    hiểu biết về con người Nam Bộ. (iii) Văn phong mang đặc trưng Nam Bộ. Theo tác giả, đây
    chính là điều khiến Sơn Nam xứng danh “Nhà Nam Bộ học”. Tương tự như vậy, Trần Mạnh
    Hảo cho rằng: Sơn Nam là nhà văn của nông thôn, phong tục Nam Bộ, nhà văn của huyền thoại
    thời kỳ khai điền lập ấp . Nguyễn Mạnh Trinh thì tìm hiểu về đặc điểm Nam Bộ trong hình
    tượng người nông dân trong tác phẩm. Chu Văn Sơn lại quan tâm tới khía cạnh bút pháp: chất
    biên khảo trong văn chương nghệ thuật. Trần Hữu Dũng có những bình luận ở nhiều góc cạnh:
    tư tưởng nghệ thuật (bày tỏ tình yêu nước), quan điểm sáng tác Theo tác giả thì màu sắc Nam
    Bộ của truyện ký Sơn Nam xuyên thấm trong đề tài, trong hình tượng con người, hình tượng
    thiên nhiên, cảnh vật cũng như đặc điểm văn phong.
    Tuy nhiên, do giới hạn khuôn khổ một bài báo nên những vấn đề trên đây không đủ điều
    kiện đi sâu và trình bày có hệ thống. Dẫu vậy, đó vẫn là những ý kiến quan trọng và bổ ích, nó
    định hướng, gợi ý cho việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đề tài.
    Như thế, có thể thấy, tiếp cận dưới góc độ ngôn ngữ học hầu như chưa có một chuyên
    luận nào. Nhìn một cách trực giác, ai cũng có thể thấy Sơn Nam và mở rộng ra các nhà văn khác như Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng là những nhà văn mà tác phẩm của họ thấm đẫm
    chất Nam Bộ. Thế nhưng, để chỉ ra một cách rạch ròi, sáng tỏ lại là việc không đơn giản, nó đòi
    hỏi người nghiên cứu phải tiếp cận dưới góc độ đa ngành.
    Tiếp thu những thành quả như đã trình bày, đề tài tiếp tục nghiên cứu vấn đề màu sắc
    Nam Bộ một cách hệ thống hơn, toàn diện hơn nhằm xác định, đánh giá những yếu tố làm nên
    chính đặc trưng này trong truyện ký của tác giả.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
    4.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    “Màu sắc”, phong vị trong một tác phẩm văn học là quan hệ tổng hoà của nhiều yếu tố
    - một vấn đề có tính chất ngữ - văn học.
    Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích màu sắc Nam Bộ của truyện ký Sơn Nam
    trong phạm vi ngôn ngữ học. Vì vậy, đề tài không lấy toàn bộ ngôn từ, hình thức tác phẩm
    làm mục tiêu nghiên cứu mà đối tượng khảo sát chỉ bao gồm những phương tiện ngôn ngữ
    phản ánh đặc trưng Nam Bộ được nhà văn khai thác và sử dụng trong truyện ký. Cũng với
    tinh thần ấy, nếu có tiến hành miêu tả những nét riêng trong ngôn ngữ nhà văn ở khía cạnh
    nào đó thì điều ấy không có nghĩa là đề tài đặt ra nhiệm vụ đánh giá đầy đủ về phong cách
    tác giả.
    Trên bình diện nghĩa, dĩ nhiên đề tài không tìm hiểu toàn bộ giá trị nội dung, mà chỉ
    cốt làm sáng rõ những yếu tố màu sắc địa phương trong tác phẩm.
    4.2 Nguồn ngữ liệu
    Theo quan sát của chúng tôi, sáng tác của Sơn Nam khá đa dạng. Ngoài phần biên
    khảo, truyện ngắn, ký của ông lên tới gần cả ngàn đơn vị.
    Trong luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát:
    a/ Biên khảo
    - Bến Nghé xưa, Nxb Trẻ, 1997, 240 trang.
    - Lịch sử khẩn hoang Miền Nam, Nxb Trẻ, 2007, 507 trang.
    - Cá tính Miền Nam, Nxb Trẻ, 2000, 128 trang.
    - Tiếp cận đồng bằng Sông Cửu Long, Nxb Trẻ, 2003, 144 trang.
    - Lăng Bà Chiểu và lễ hội văn hóa dân gian, Nxb Long An, 1994, 76 trang.
    Ba cuốn đầu đã xuất bản trước 1975, hai cuốn sau mới viết sau 1975.
    b/ Văn học
    - Chim quên xuống đất, Nxb Trẻ, 2001, 260 trang. - Hương rừng Cà Mau, Nxb Trẻ, 2006, 927 trang.
    - Hương quê, Tây Đầu Đỏ và một số truyện ngắn khác, Nxb Trẻ, 2006, 448 trang.
    - Hồi ký Sơn Nam: Từ U Minh đến Cần Thơ, Ở chiến khu, Hai mươi năm giữa lòng
    đô thị, Bình An, Nxb Trẻ, 2005, 542 trang.
    - Một mảnh tình riêng, Nxb Văn Nghệ, 2000, 180 trang.
    - Biển cỏ Miền Tây, Hình bóng cũ, Nxb trẻ, 2003, 379 trang.
    Có một số truyện ngắn được in trong nhiều ấn phẩm khác nhau, đối tượng này, chúng
    tôi chỉ khảo sát một lần.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để tìm hiểu những đặc điểm về màu sắc địa phương trong tác phẩm văn học, đề tài sử
    dụng những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:
    5.1. Phương pháp so sánh, đối chiếu
    Trên cơ sở đối lập vốn từ vựng chung và từ vựng địa phương thuộc các bình diện: cấu
    tạo, ngữ nghĩa, ngữ pháp để xác định những điểm giống và khác nhau giữa chúng.
    Phương pháp so sánh còn sử dụng đối chiếu ngôn ngữ giữa Sơn Nam với tác giả khác.
    5.2. Phương pháp miêu tả
    Phương pháp miêu tả được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận văn. Miêu tả dựa
    vào sự tương tác của ngữ cảnh.
    Miêu tả những đặc điểm của phương ngữ, tác động của môi trường sống, hoàn cảnh xã
    hội làm nên nững khác biệt phương ngữ. Mối quan hệ ngôn ngữ với tư duy được phân tích
    trên cơ sở tập hợp những từ đồng nghĩa, gần nghĩa của tác phẩm trong tương quan với từ
    vựng chung.
    Miêu tả ý nghĩa của từ, vị trí của từ địa phương đối với nhu cầu phản phản ánh hiện
    thực.
    Việc xử lý số liệu được tiến hành thông qua thủ pháp thống kê ngôn ngữ: tần số, hạng
    và độ phân bố. Hỗ trợ cho công việc này, chúng tôi sử dụng công cụ phần mềm tin học được
    viết bằng ngôn ngữ Visual Basic 6.0, hệ quản trị dữ liệu Microsoft Access phiên bản 2003
    nhằm đảm bảo tính chính xác, truy vấn đa dạng ngữ liệu được cập nhật.
    6. Đóng góp của luận văn
    Luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề lý thuyết. Trái lại, thông qua
    ngữ liệu sưu tập, góp phần khắc họa rõ hơn một số đặc điểm ngôn ngữ Nam Bộ trong tác phẩm của Sơn Nam. Từ đó, giải thích vì sao Sơn Nam trước tới nay vẫn được coi là nhà văn
    của người bình dân, cụ thể là bình dân Nam Bộ.
    7. Bố cục
    Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung ở hai chương.
    Chương 1: Một số vấn đề chung – trình bày những kiến thức tổng quát có liên quan
    đến nội dung nghiên cứu. Đây là cơ sở lý luận để luận văn đi vào miêu tả những vấn đề cụ
    thể ở chương tiếp theo.
    Chương 2: Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị màu sắc Nam Bộ trong truyện ký.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...