Tiểu Luận Một vài biện pháp thực hiện tốt công tác vệ sinh y tế trường học ở trường tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Đề tài:
    MỘT VÀI BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TỐT CÔNG TÁC VỆ SINH, Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
    2. Đặt vấn đề:
    Theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng, có một thực trạng mà làm cho tất cả chúng ta, những người đang chăm lo cho thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước phải suy nghĩ. Đó là tình trạng học sinh mắc “Bệnh học đường” ngày càng tăng. Vấn đề ngộ độc thực phẩm trong các trường học có tổ chức bán trú gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe học sinh cũng đã xảy ra .
    Từ năm học 2007-2008, tôi về công tác tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ. Đây là ngôi trường đã và đang nhận được sự tín nhiệm đặc biệt của phụ huynh học sinh về chất lượng dạy học và chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
    Được Hiệu trưởng nhà trường phân công phụ trách hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp; Vệ sinh y tế trường học và tổ chức bếp ăn bán trú, tôi càng quan tâm đến thực trạng này.
    Hơn 1000 học sinh hằng ngày đến trường để học tập và tham gia các hoạt động giáo dục. Thời gian các em ở trường với thầy cô và bạn bè nhiều hơn ở nhà. Làm thế nào để xây dựng một môi trường học tập thân thiện ,góp phần giáo dục các em hoàn thiện cả thể chất lẫn tinh thần là điều mà tôi luôn trăn trở
    Và tôi đã chọn đề tài " Một vài biện pháp thực hiện tốt công tác y tế, vệ sinh trường học ở trường Tiểu học" để thực hiện từ năm học 2008-2009 đến nay Và đối tượng tôi chọn để nghiên cứu, thực hiện đề tài là học sinh Trường tiểu học Trần Quốc Toản, thành phố Tam Kỳ, nơi tôi đang công tác.
    3.Cơ sở lý luận:
    Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Không thể có một trí tuệ minh mẫn trong một cơ thể gầy còm .
    Sức khỏe tốt là một mục tiêu quan trọng của giáo dục toàn diện học sinh. Chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho thế hệ trẻ ở các trường học không chỉ là mối quan tâm của Đảng, nhà nước mà còn là mối quan tâm của gia đình, nhà trường và xã hội
    Từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục Và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực” (Chỉ thị số 40/2008/BGDĐT, ngày 22/7/2008)
    Và Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam,Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ cũng đã phát động các trường phổ thông trên địa bàn hưởng ứng cuộc vận động này
    Thực hiện kế hoạch số 2829/KH-SGD-ĐT, ngày 04/9/2008 của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam ; Kế hoạch số 342/KH-PGD-ĐT, ngày 10/9/2008 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Kỳ về việc triển khai thực hiện cuộc vân động Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực, trường Tiểu học Trần Quốc Toản đã xây dựng kế hoạch số 50/KH-TQT, ngày 06/9/2008 để tổ chức thực hiện cuộc vận động này của các cấp.
    Phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có 5 nội dung:
    a) Xây dựng trường lớp xanh , sạch, đẹp, an toàn.
    b)Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
    c) Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
    d) Tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh.
    d) Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa cách mạng ở địa phương.
    Theo 5 nội dung này, ta thấy việc xây dựng một môi trường học tập an toan thân thiện, rèn các kỹ năng sống cho các em đã được quan tâm hàng đầu.
    4. Cơ sở thực tiễn:
    Một số khảo sát gần đây của liên ngành Giáo dục- Y tế cho thấy tình trạng mắc bệnh học đường trong học sinh là khá nghiêm trọng và ngày càng gia tăng.Có trường có 40% số học sinh bị cận thị, 44% số học sinh bị cong vẹo cột sống .Ngoài các bệnh cận thị, cong vẹo cột sống, các bệnh học đường khác như bệnh răng miệng, bệnh đường ruột do ngộ độc thực phẩm . ở lứa tuổi học sinh cũng đang tăng.
    Theo nghiên cứu của Viện Răng hàm mặt Việt Nam, tỷ lệ học sinh mắccác bệnh răng, miệng chiếm khoảng 90%, trong khi chương trình Nha học đường vệ sinh răng miệng, chăm sóc răng cho học sinh vẫn chưa được phát triển đều khắp.
    Và theo một nghiên cứu của chuyên gia nhãn khoa, tỷ lệ học sinh bị cận thị đang có xu hướng tăng nhanh. Đặc biệt là học sinh ở thành phố. Điều ngạc nhiên là trong những năm 60 của thế kỷ 20 , khi trường lớp chủ yếu được xây bằng tranh tre, nứa lá, tỷ lệ cận thi của học sinh tiểu học chỉ chiếm khoảng 2%, thì hiện nay tỉ lệ này lên tới 29,8%, tức là tăng gấp 15 lần
    Còn tại Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, theo kết quả khám sức khỏe của học sinh vào đầu năm học 2008-2009:
    -Học sinh bị cận thị: 38. tỷ lệ: 3,6%
    -Học sinh mắc bệnh Răng hàm mặt: 15. Tỷ lệ: 1,5%
    -Học sinh mắc bệnh cong vẹo cột sống: 0
    -Học sinh mắc bệnh da liễu: 06 .Tỷ lệ: 0,6%
    Đây là con số không cao so với toàn quốc song nếu tỷ lệ này giảm xuống hơn nữa thì vẫn tốt hơn. Vì vậy, tôi đã suy nghĩ để chọn một số biện pháp để thực hiện tốt công tác y tế, vệ sinh trường học nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh.
    5. Nội dung nghiên cứu :
    Để thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành các biện pháp sau :
    5.1) Biện pháp 1: Tham mưu thành lập Ban sức khỏe đầy đủ thành phần:
    Để thực hiện có hiệu quả việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh, bản thân tôi đã nghiên cứu kỹ các văn bản để tham mưu cho Hiệu trưởng thành lập một Ban Sức khỏe, trưởng ban là Phó Hiệu trưởng, phó ban là Trưởng trạm y tế phường An Xuân. Ủy viên thường trực là cán bộ y tế trường học. các ủy viên khác là giáo viên thể dục. Tổng phụ trách Đội, đại diện Hội Chữ Thập Đỏ, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh. Ban sức khỏe đã tham mưu cho lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục sức khỏe cho học sinh theo từng năm học
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...