Tiểu Luận Một vài biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 5 tuổi

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. NHẬN THỨC :
    Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác giáo dục. Từ Nghị quyết TW2 khóa VIII đã nêu rõ “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”.
    Nghị quyết cũng đã định hướng về chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa dất nước trở thành một nước công nghiệp. Làm tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hội nhập với khu vực, với thế giới. Khi đất nước đã phát triển đạt tới trình độ cao về khoa học công nghệ đang tiến tới nền kinh tế tri thức và một xã hội thông tin. Đã tiếp tục khẳng định mục tiêu giáo dục mầm non phù hợp với các điều kiện và yêu cầu của từng nơi, đảm bảo hầu hết trẻ 5 tuổi được học qua chương trình mẫu giáo 5 tuổi để chuẩn bị vào lớp một.
    Trường mẫu giáo là nơi có trách nhiệm tổ chức thực hiện mục tiêu kế hoạch đào tạo những thế hệ trẻ mầm non, trở thành những đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển cân đối hài hòa, giàu lòng thương yêu, biết quan tâm nhường nhịn những người xung quanh, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên, thông minh, ham hiểu biết, yêu thích cái đẹp, quý trọng cái đẹp, nhất là trẻ 5 tuổi, cần được giáo dục chăm sóc trẻ có một số kỹ năng sơ đẳng như: quan sát, ghi nhớ, so sánh, phân tích, tổng hợp, suy luận, phán đoán để trẻ vào trường phổ thông, trẻ thích được đi học.
    Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là nhiệm vụ mục tiêu cơ bản nhất của trường mầm non. Thực hiện được mục tiêu này là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Công tác giáo dục phải được nhân dân ta nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành học mầm non. Chính vì vậy việc nâng cao công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt quan tâm đến chất lượng trẻ 5 tuổi để trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ là nền móng hình thành nhân cách trẻ, làm cơ sở vững chắc cho các bậc học tiếp theo.

    Vì vậy, đào tạo thế hệ trẻ, thế hệ tương lai của đất nước phải cần có một đội ngũ giáo viên tâm huyết với nghề và hiểu biết nghiệp vụ, có phẩm chất ý chí vươn lên, đồng thời phải có trí thức về đường lối quan điểm của Đảng.
    Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ từng độ tuổi là pháp lệnh Nhà nước do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
    Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ là công cụ chủ yếu để Nhà nước lãnh đạo và giám sát hoạt động nuôi dạy trẻ ở trường mầm non, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để nhà trường và giáo viên cùng tổ chức công tác giáo dục trẻ.
    Những năm gần đây, trẻ em có sự tăng tốc trong sự phát triển thể lực, có mối quan hệ chặt chẽ giữa dinh dưỡng - sức khỏe và phát triển nhận thức - vốn sống. Việc hình thành các kỹ năng vận động, sự phối hợp khéo léo giữa các giác quan phụ thuộc vào quá trình rèn luyện của trẻ, môi trường chăm sóc giáo dục trẻ.
    Ở lứa tuổi mầm non nói chung, trẻ mẫu giáo từ 3-6 tuổi nói riêng, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Do nhu cầu giao tiếp của trẻ với người lớn, trẻ với trẻ cùng lứa tuổi, trẻ với môi trường nhiên thiên và môi trường xã hội đã trở nên mạnh mẽ, trẻ với nguyện vọng được tự lực- tự chơi, tự khám phá tìm hiểu.
    Bên cạnh kiểu tư duy trực quan hành động, xuất hiện kiểu tư duy trực quan hình tượng đó là tiền đề phát triển tư duy lô gích, rất cần thiết ở tuổi học đường sau này.
    Sự lớn lên và phát triển của trẻ đều phải trải qua những đặc điểm chung nhưng ta nhận thấy rằng trẻ em ngày nay phát triển sớm hơn cả về tâm sinh lý, tình cảm, trí tuệ, các khuynh hướng, nhu cầu, hứng thú, thị hiếu, thẩm mỹ của trẻ ngày càng trở nên đa dạng phong phú, trẻ phát triển sớm, hiểu biết nhiều, nói năng mạch lạc hơn.
    Sự phát triển của trẻ ở lứa tuổi mầm non mang tính tổng thể. Vì vậy chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trước hết phải đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các mặt, chăm sóc sức khỏe, an toàn nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục cần đảm bảo tác động đến trẻ, thích hợp, đúng đắn, đúng lúc, phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.
    Công tác nâng cao chất lượng các hoạt động của trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm của trường. Cần tìm ra một số biện pháp, phương thức để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trong nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu của trường đề ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...