Tiểu Luận Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở nhà trường

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đang nêu lên một thực trạng mà cả xã hội quan tâm, đó là sự xuống cấp của bộ môn lịch sử trong ngành giáo dục: thái độ thờ ơ của học sinh đối với môn lịch sử và kết quả trong các kì tuyển sinh thi cử quá thấp, hàng ngàn bài thi môn lịch sử của học sinh không có điểm (điểm 0), những bài thi “cười ra nước mắt” . Với thực trạng đáng lo ngại đó, là một người giáo viên giảng dạy môn lịch sử, đặc biệt là giáo viên đang dạy lớp 12, tôi cảm thấy chạnh lòng và thấy mình cũng phải có trách nhiệm. Thực trạng đó, khiến tôi suy nghĩ nhiều, làm sao để khắc phục tình trạng đó và nâng cao nhận thức, kết quả học tập môn lịch sử.
    Qua kinh nghiệm gần sáu năm công tác giảng dạy môn lịch sử và tìm hiểu thực tế, tôi mạnh dạn quyết định viết đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh phát triển kỹ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử ở nhà trường phổ thông”. Đây là một đề tài tôi đã ấp ủ khá lâu và tôi cũng đã thực hiện thí điểm có hiệu quả tốt, cho nên tôi quyết định viết đề tài này để cho các đồng nghiệp cùng tham khảo và có thể ứng dụng, tạo cảm hứng học tập cho học sinh và có biện pháp giúp đỡ học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử một cách hiệu quả, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục và vị trí của môn lịch sử trong xã hội.

    2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Tên đề tài đã nói rõ phần nào về đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Đề tài trình bày những vấn đề về vai trò của giáo viên trong dạy học môn lịch sử và những biện pháp giúp học sinh phát triển kĩ năng tự học và ghi nhớ kiến thức lịch sử. Người giáo viên phải xác định được đối tượng người học và tìm hiểu cũng như nắm bắt, phân tích được tình hình thực trạng để từ đó có những cách thức biện pháp trong đổi mới phương pháp dạy học, tránh nhàm chán trong tiết học, tạo hứng thú học tập tập bộ môn; đề cập một số cách thức biện pháp bồi dưỡng phát triển kĩ năng tự học và dễ dàng ghi nhớ kiến thức lịch sử.

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Trong việc thực hiện nghiên cứu một vấn đề - đề tài, một sự vật hiện tượng chúng ta cần thực hiện nhiều phương pháp, trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm này tôi cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: tìm hiểu, điều tra thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá
    Những phương pháp này đã góp phần rất lớn cho tôi hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm này.
    Qua các phương pháp nghiên cứu làm việc như đọc các tài liệu tham khảo, tìm hiểu thực trạng việc học tập môn lịch sử của học sinh cũng như trao đổi với học sinh về thái độ tình cảm cũng như phương pháp học tập . tôi rút ra được nhiều kết luận để viết đề tài và hoàn thành theo đúng kế hoạch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...