Tiểu Luận Một vài biện pháp giúp học sinh lớp 2 ham thích học môn âm nhạc

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2. Đặt vấn đề:
    Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người.Ngày nay, âm nhạc là một nhu cầu cần thiết trong đời sống cũng như trong học tập của trẻ.Vì vậy, âm nhạc đã trở thành môn học chính thức của chương trình đào tạo ở phổ thông bắt đầu từ các lớp ở Tiểu học.
    Âm nhạc sẽ giúp các em tìm được niềm vui, cảm thụ được nội dung giai điệu, tiết tấu qua từng bài hát, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em, giúp trí tuệ, óc tưởng tượng phát triển, làm cho các em ngày càng gắn bó với quê hương, đất nước
    Tất cả những điều đó bước đầu giúp các em làm quen với một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen hát đúng, góp phần cùng những môn học khác giaó dục nhân cách, tính tập thể, kỉ luật, tính chính xác làm cho việc học tập ở trường có tính toàn diện, thăng bằng, hài hoà với các hoạt động học tập của trẻ và đặc biệt duy trì các thói quen tốt trong học tập cũng như niềm say mê, yêu thích âm nhạc
    Để làm được như vậy người giáo viên phải có những kiến thức âm nhạc vững vàng và đặc biệt có những biện pháp để giúp học sinh ham thích học âm nhạc ở Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng.
    3. Cơ sở lí luận:
    -Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh khối lớp 2 nói riêng.
    -Dựa vào mục tiêu, đặc trưng riêng của môn âm nhạc nói chung và âm nhạc lớp 2 nói riêng.
    4. Cơ sở thực tiễn:
    - Phòng học âm nhạc, trang thiết bị còn thiếu.
    -Tình hình học tập âm nhạc của học sinh khối 2 trong những năm vừa qua:
    Trong những năm đầu dạy âm nhạc ở trường, tôi luôn quan tâm đến hầu hết các đối tượng HS, áp dụng các phương pháp giảng dạy môn âm nhạc tuy nhiên kết quả học tập của HS vẫn chưa cao.Hơn 50% HS chưa hát đúng cao độ và giai điệu của bài hát.Một số em hát nhanh hơn hoặc chậm hơn so với đàn.Các em không thuộc lời bài hát, phát âm chưa rỏ, thái độ học tập rất nhút nhác và e dè, sợ sệt.Đa số HS không biết biểu diễn và vận động theo bài hát.Các em không phân biệt được cách vỗ theo tiết tấu, nhịp và vỗ theo phách.Thậm chí nhiều em không biết vô nhạc bài hát khi nghe GV dạo đàn.Tiết học diễn ra rất khô khan, buồn tẻ.Vì vậy mà đa số HS ít ham thích học môn âm nhạc.Kết quả đánh giá môn âm nhạc


    rất thấp.Năm học 2005-2006 chỉ có 10% HS xếp loại A+ (đối với lớp bán trú), 5% HS xếp loại A+ ( đối với lớp ngoài bán trú).Chính vì những thực tiễn đó mà tôi đã không ngừng học hỏi, tìm tòi, đúc kết kinh nghiệm để tìm ra những biện pháp giúp HS ham thích học âm nhạc hơn.
    5.Nội dung nghiên cứu:
    Với kết quả như trên tôi chưa thật sự hài lòng.Tôi muốn học sinh đạt kết quả cao hơn nửa, làm cho các em thực sự hứng thú trong giờ học âm nhạc và học sinh cảm nhận được:học mà chơi, chơi mà học, không nặng nề, không lôgíc và tôi đã lần lượt thực hiện một số biện pháp như sau:
    a.Biện pháp 1: Lập kế hoạch giảng dạy môn Âm nhạc lớp 2:
    Đối với học sinh lớp bán trú, một tuần các em được học 3 tiết âm nhạc(1tiết chính khoá, 2 tiết ôn luyện), HS ngoài bán trú 1tiết/tuần.Để cho công việc giảng dạy được thuận tiện, tôi lên kế hoạch giảng dạy âm nhạc lớp 2 cho cả năm học, đảm bảo chương trình cũng như các công văn chính thức về việc giảm tải của Bộ Giáo Dục.Kế hoạch như sau" class="mceSmilieSprite mceSmilie3" alt=":(" title="Frown :("> có kèm theo ở phần phụ lục)
    [B]b. Biện pháp 2: Giáo viên phải nắm vững quy trình dạy hát:[/B]
    Thông thường, quy trình dạy hát gồm các bước như sau:
    -Giới thiệu bài hát.
    -HS nghe hát mẫu: Nghe qua băng đĩa nhạc hoặc GV trình bày
    -Đọc lời ca: Có thể đọc lời ca theo tiết tấu lời ca.
    -Luyện thanh.
    -Dạy hát từng câu.
    -Hát cả bài.
    -Sử dụng một vài cách hát tập thể: Hòa giọng, lĩnh xướng, đối đáp, nối tiếp.
    -Trình bày bài hát: Khác với hát cả bài, quan điểm trình bày bài hát được hiểu là việc nâng cao giá trị nghệ thuật của bài hát bao gồm: có nhạc đệm, hát đúng sắc thái, tốc độ phù hợp, sử dụng cách hát tập thể, có câu dạo đầu, dạo giữa bài và kết thúc
    -Hát kết hợp các hoạt động: gõ đệm, vận động, múa, trò chơi
    -Tập biểu diễn đơn ca, song ca, tốp ca.
    -Củng cố: Ôn luyện bài hát theo tổ, nhóm và cá nhân.
    Tuy nhiên trong thực tế dạy học, GV có thể thay đổi trình tự các bước này.Qui trình này không thể thực hiện tất cả trong một tiết học.Vì thế một bài hát thường học trong hai tiết:
    +Tiết 1: chủ yếu dạy cho các em nắm được bài hát.
    ví dụ : Tiết 9: Học bài hát: Chúc mừng sinh nhật ( đính kèm phần phụ lục)
    +Tiết 2: cho các em hát kết hợp một số hoạt động và tập biểu diễn.
    Tuy vậy với những bài hát ngắn, dễ thuộc thì ngay trong một tiết đã có thể tổ chức cho các em hoạt động vui chơi kết hợp với bài hát.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...