Thạc Sĩ Một số yếu tố cơ bản tác động tới triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 20/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Triển Vọng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Hai Thập Niên Đầu Thế Kỷ XXI

    Mục Lục
    Phần 1. Chủ nghĩa xã hội – lý luận và hiện thực

    Chương 1: Quan điểm mác-xít về chủ nghĩa xã hội - cơ sở phương pháp luận tiếp cận triển vọng của chủ nghĩa xã hội
    Chương 2: Chủ nghĩa xã hội hiện thực trong thế kỷ XX Bài học lịch sử
    Phần 2. Chủ nghĩa xã hội hiện thực - hiện tại và tương lai

    Chương 3: Công cuộc cải cách với việc xây dựng "CNXH đặc sắc Trung Quốc" - Thành tựu và triển vọng trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
    Chương 4 : Đổi mới trên con đường quá độ lên CNXH ở Việt Nam - Thành tựu và những bài học kinh nghiệm
    Chương 5 : Triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa Cu ba, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
    Phần 3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tương lai chủ nghĩa xã hội

    Chương 6: Cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với tương lai của chủ nghĩa xã hội
    Chương 7: Những biến đổi mới của chủ nghĩa tư bản với tư cách là tiền đề của chủ nghĩa xã hội
    Chương 8: Phong trào cộng sản và công nhân trong các nước tư bản phát triển
    Chương 9: Thực trạng và những xu hướng biến đổi của các nhân tố XHCN ở Nga và một số nước XHCN thuộc Liên Xô và Đông Âu trước đây
    Chương 10: Các phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội hiện nay – Xu hướng vận động và ảnh hưởng của chúng đối với chủ nghĩa xã hội
    Chương 11: Trào lưu xã hội - dân chủ hiện nay và ảnh hưởng của nó đối với chủ nghĩa xã hội hiện thực
    Phần 4. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

    Chương 12: Thời đại ngày nay và triển vọng của CNXH trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI
    Chương 13: Tiếp tục đổi mới theo mục tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Lời Mở Đầu
    Đề tài này là một trong 10 đề tài thuộc chương trình khoa học cấp Nhà nước KX.08: "Những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI". Nó có nhiệm vụ thực hiện mục tiêu do chương trình đặt ra là; "Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới, tổng kết thực tiến của chủ nghĩa xã hội với tất cả những thăng trầm và bài học lịch sử của nó trong thế kỷ XX và thực trạng phong trào xã hội chủ nghĩa hiện nay, dự báo triển vọng của chủ nghĩa xã hội hai thập niên đầu thế kỷ XXI".
    Dự báo triển vọng của chủ nghĩa xã hội, tức là khả năng phát triển của nó trong tương lai, là một tiền đề quan trọng để nâng cao tính tự giác trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung, trong quá trình đổi mới ở nước ta hiện nay nói riêng.
    Vấn đề càng trở nên cấp thiết khi hiện nay chủ nghĩa xã hội đang trong thời kỳ thoái trào, còn chủ nghĩa tư bản lại đang tiếp tục phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã đặt cả phong trào xã hội chủ nghĩa trước một thách thức nghiệt ngã: chủ nghĩa xã hội còn có một tương lai, hay là một ảo tưởng đã phá sản; còn chủ nghĩa tư bản là hình thái cuối cùng của sự phát triển xã hội, vậy là "lịch sử đã kết thúc", như những lý luận gia chống cộng lớn tiếng rêu rao?
    Với niềm tin rằng: theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ đi tới chủ nghĩa xã hội, chúng ta kiên trì con đường phát triển đất nước theo mục tiêu kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Song niềm tin đó chỉ có thể được giữ vững trên cơ sở lý trí khoa học, bằng việc làm sáng tỏ hàng loạt vấn đề, thậm chí phải trở lại với vấn đề: chủ nghĩa xã hội là gì? Nó đã được xây dựng trên thực tế (còn việc xây dựng xong chưa hay mới được đến đâu lại là chuyện khác), được gọi là "chủ nghĩa xã hội hiện thực", hay vẫn chỉ là lý thuyết? Sau tổn thất hết sức nặng nề, chủ nghĩa xã hội hiện thực (các nước kiên trì chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa) đang trải qua sự biến đổi một cách căn bản để tiếp tục tồn tại, phát triển và trở thành một "chủ nghĩa xã hội hiện thực mới". Vậy khả năng để thực hiện sự biến đổi căn bản đó ra sao? Như vậy, những vấn đề đặt ra khi dự báo triển vọng của chủ nghĩa xã hội cũng là những vấn đề đặt ra trong quá trình đổi mới. Và do đó, giải quyết những vấn đề đó trong quá trình nghiên cứu đề tài cũng là góp phần vào việc phát triển lý luận về chủ nghĩa xã hội và nhận thức con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...