Tiểu Luận Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận kinh tế lượng
    Đề tài: Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011



    Chương 1: TỔNG QUAN
    1. Lý do chọn đề tài:
    Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một chỉ tiêu có tính cơ sở phản ánh sự tăng trưởng kinh tế,
    quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế và sự thay đổi mức
    giá cả của một quốc gia. Bởi vậy, GDP là một công cụ quan trọng, thích hợp được dùng phổ biến
    trên thế giới để khảo sát sự phát triển và sự thay đổi trong nền kinh tế quốc dân. Nhận thức chính xác
    và sử dụng hợp lý chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng trong việc khảo sát và đánh giá t ình trạng phát
    tri ển bền vững, nhịp nhàng, toàn diện nền kinh tế. Bất cứ một gia quốc gia nào cũng muốn duy trì
    một nền kinh tế tăng trưởng cùng với sự ổn định tiền tệ và công ăn việc làm cho dân cư mà GDP là
    một trong những tín hiệu cụ thể cho những nổ lực của chính phủ. Vì thế việc nghiên cứu khuynh
    hướng của sự tăng trưởng GDP, các yếu tố ảnh hưởng đến GDP giúp chính phủ có thể thay đổi các
    chính sách để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây là những vấn
    đề vĩ mô mà ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đều quan tâm. Đó là lý do nhóm chúng tôi quyết
    định nghiên cứu đề tài: “ Một số yếu tố ảnh hưởng đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam
    trong giai đoạn 1995-2011”
    2. Mục tiêu nghiên cứu:
    Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố: Đầu tư (I), Tổng giá trị Xuất khẩu, Tổng giá trị nhập
    khẩu đến Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011.
    3. Phạm vi nghiên cứu:
    Tổng giá trị vốn đầu tư (I), Tổng giá trị Xuất khẩu, Tổng giá trị nhập khẩu và Tổng sản phẩm
    quốc nội (GDP) của Việt Nam trong giai đoạn 1995-2011.
    4. Kết cấu của bài tiểu luận:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Cơ sở lý luận
    Chương 3: Tổng quan về phương pháp nghiên cứu.
    Chương 4: Kết quả nghiên cứu
    Chương 5: Kết luận



    Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
    Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đều không phân biệt khuynh hướng chính trị, mổi quốc gia
    đều tự xác định riêng cho mình một chiến lược riêng để phát triển kinh tế - xã hội. Tăng trưởng và
    phát triển kinh tế là mục tiêu đầu tiên của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến
    bộ trong mỗi giai đo ạn của các quốc gia. Không riêng một đất nước nào cả, ở Việt Nam cũng vậy
    luôn xem việc phát triển kinh tế là một nhiệm vụ rất bức thiết. Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới,
    đã có những bước phát triển đáng kể, đất nước ta từ nền kinh tế thời bao cấp trì trệ đã chuyển sang
    nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tổng thu nhập quốc dân hằng năm đã tăng lên. Hơn
    thế nữa đất nước chúng ta hiện nay gia nhập vào nền kinh tế toàn cầu WTO, hội nhập kinh tế quốc
    tế. Đây là một bước tiến rất quan trọng và mở ra cho nền kinh tế nước nhà nhiều hứa hẹn. Tăng
    trưởng kinh tế diễn ra nó biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng cao và ổn định trong thời
    gian dài, nền kinh tế sẽ có nhiều thành tựu to lớn. Như vậy thu nhập và mức sống của người dân
    càng ổn định thì đất nước càng phát triển. Chính vì vậy mà việc tăng trưởng kinh tế được xem như là
    vấn đề hấp dẫn trong nghiên cứu kinh tế, nó chính là tiêu điểm để phản ánh sự thay đổi bộ mặt nền
    kinh tế quốc gia. Để đánh giá nền kinh tế của một quốc gia, các nhà kinh tế đánh giá qua tổng sản
    phẩm quốc nội GDP.
    2.1. Khái niệm:
    Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng
    ti ền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ trong một
    khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. GDP là số đo về giá trị của hoạt động kinh tế quốc
    gia.
    Đầu tư: trong kinh tế học vĩ mô, chỉ việc gia tăng tư bản nhằm tăng cường năng lực sản xuất
    tương lai.
    Xuất khẩu: là những hàng hoá được sản xuất ra ở trong nước được bán ra nước ngoài (lượng
    ti ền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài – làm tăng GDP).
    Nhập khẩu: là những hàng được sản xuất ra ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ nhu cầu
    nội địa (lượng tiền trả cho nước ngoài do mua hàng hóa và dịch vụ – làm giảm GDP)
    2.2. Nguồn gốc của mô hình từ lý thuyết:
    Có phương pháp tính tổng sản phẩm quốc nội (GDP): có 3 phương pháp
    2.2.1. Phương pháp tính theo luồng sản phẩm:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...