Chuyên Đề Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2004 -2006
    LỜI MỞ ĐẦU


    Đặt vấn đề
    Có rất nhiều quan niệm về tiền lương như quan niệm theo từ điển giải nghĩa Kinh tế - kinh doanh (Anh – Việt), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1996, như quan niệm theo Einkommen, như quan niệm theo David Begg, Stanley Fischer và Rudiger Dornbusch. Từ các quan niệm này, có thể khái quát bản chất của tiền lương trong kinh tế thị trường sau: Tiền lương là giá cả lao động, hay biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động mà người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động làm thuê.


    Đối với nước ta, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây, do không thừa nhận sức lao động là hàng hóa, không thừa nhận có thị trường lao động, và do vậy tiền lương không được coi là giá cả của hàng hóa sức lao động. Lúc này tiền lương được coi là một phần của thu nhập quốc dân được nhà nước phân phối có kế hoạch cho người lao động tương ứng với sự đóng góp của họ. Bản chất tiền lương trong nền kinh tế này khác căn bản với tiền lương trong nền kinh tế thị trường. Mặc dù tiền lương cũng có chức năng là thước đo giá trị, đòn bẩy kinh tế kích thích sản xuất phát triển, nhưng không triệt để và đúng nghĩa của nó. Chủ nghĩa phân phối bình quân, cào bằng, chia nhau cái nghèo có thể làm cho tiền lương thực hiện được chức năng xã hội rất tốt là tạo được sự bình đẳng xã hội, nhưng lại triệt tiêu động lực kích thích người lao động.


    Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chính sách tiền lương khu vực có quan hệ lao động được cải cách, đổi mới theo định hướng thị trường. Khi đó, tiền lương từng bước thực hiện đúng các chức năng của nó trong điều kiện kinh tế thị trường, có sự hoạt động của thị trường lao động.


    Nhưng việc trả lương cho người lao động phải dựa trên những căn cứ xác định như vào mức độ đóng góp lao động cụ thể của từng người, như vào cung cầu lao động,


    Chính vì lẽ đó nên em chọn đề tài “Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006” cho Chuyên đề tốt nghiệp của mình.


     Mục tiêu nghiên cứu


    Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là đánh giá thực trạng tiền lương của người lao động và chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của họ trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.


     Kết cấu của đề tài


    Ngoài phần Lời mở đầu, Đề tài gồm ba chương chính:


    Chương Một làm rõ về cơ sở lý thyết của đề tài. Đặc biệt chương này sẽ đưa ra mô hình cho cơ sở lý thuyết. Đây là những khung khổ lý thuyết chính được dùng để phân tích trong phần phân tích định lượng của báo cáo
    Chương Hai của đề tài tập trung phân tích thực trạng tiền lương của người lao động ở Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006. Bằng phương pháp mô tả thống kê, sử dụng số liệu điều tra Mức sống hộ gia đình và số liệu điều tra Doanh nghiệp, chương này mô tả một số đặc điểm cơ bản về tiền lương của người lao động theo một số chỉ tiêu nhất định.
    Chương Ba của đề tài là chương chính trong nghiên cứu này. Bằng phương pháp định lượng, cụ thể là sử dụng phương pháp mô tả toán học, đề tài sẽ tập trung vào tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương của người lao động trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2006.


    Trên cơ sở của những phân tích của các Chương Một, Hai và Ba, Kết luận của đề tài sẽ tóm lược lại những phát hiện chính trong quá trình nghiên cứu.


     Phương pháp nghiên cứu


    Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích định lượng kết hợp với tổng quan tài liệu.
    Sử dụng các phầm mềm hỗ trợ trong tính toán như: SPSS, Stata, Eviews.


    MỤC LỤC


    LỜI CẢM ƠN 1


    LỜI MỞ ĐẦU 2


    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG 5


    1.1. KHÁI NIỆM TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 5
    1.2. CÁC CĂN CỨ XÁC ĐỊNH TIỀN LƯƠNG 7
    1.3. PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG – MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 10


    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 13
    2.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG 13
    2.1.1. Giới tính 13
    2.1.2. Nhóm tuổi 16
    2.1.3. Giáo dục 18
    2.1.3.1. Trình độ học vấn 18
    2.1.3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 20
    2.2. VÙNG KINH TẾ 23
    2.3. NGÀNH KINH TẾ 25
    2.4. SỐ NĂM ĐI HỌC VÀ SỐ NĂM KINH NGHIỆM 27
    2.4.1. Số năm đi học bình quân 27
    2.4.2. Số năm kinh nghiệm bình quân 28


    CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIỀN LƯƠNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2004 - 2006 29
    3.1. SỐ LIỆU DÙNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ƯỚC LƯỢNG 29
    3.1.1 Số liệu sử dụng trong mô hình 29
    3.1.2. Phương pháp ước lượng 30
    3.2. MÔ HÌNH TỪ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM CÔNG ĂN LƯƠNG 30
    3.3. MÔ HÌNH TIỀN LƯƠNG ĐƯỢC XÁC ĐỊNH THÔNG QUA HÀNH VI CỦA DOANH NGHIỆP 40


    KẾT LUẬN 45


    TÀI LIỆU THAM KHẢO 47


    PHỤ LỤC 48
     
Đang tải...